Chủ nhật, 16/05/2021, 20:26 PM

Kiểm dịch hàng thủy sản chế biến làm thực phẩm là không phù hợp

(CL&CS) - VASEP đang bức xúc và lo lắng doanh nghiệp trong ngành sẽ tiếp tục gặp thiệt hại và số mặt hàng thủy sản phải chịu kiểm tra chuyên ngành rất nhiều vì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) coi việc kiểm tra mặt hàng thủy sản chế biến dùng làm thực phẩm nhập khẩu là kiểm dịch.

Theo các chuyên gia và theo thông lệ quốc tế, việc kiểm dịch chỉ áp dụng với thực vật động vật sống, sản phẩm tươi sống hoặc ướp lạnh  là để loại trừ hàng tươi sống có mang mầm bệnh theo Luật Thú y để kiểm soát sự lây lan, phát triển của các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn) cho chính thủy sản và môi trường nuôi. Còn hàng dùng làm thực phẩm cần kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm.

Việc kiểm tra an toàn thực phẩm đã được quy định cụ thể hơn tại Nghị định 15/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm. Theo quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu và Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì có khoảng 95% thực phẩm nhập khẩu sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tiếp tục có thêm những văn bản kiến nghị Bộ NNPTNT về việc pháp lý hóa việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản chế biến nhập khẩu làm thực phẩm mà cục Thú y đang kiểm tra hiện nay thành kiểm dịch thể hiện trong các thông tư mà bộ này ban hành.  

Phó Tổng thư ký của VASEP cho biết, thực tế biến hàng thủy sản chế biến nhập khẩu để dùng cho người đã và đang được Cục Thú y kiểm tra nhập khẩu theo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Như vậy là đúng cơ sở khoa học, pháp lý và thông lệ quốc tế. Nhưng trong các thông tư liên quan như thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT, 26/2016/TT-BNNPTNT và 18/2018/TT-BNNPTNT thị Bộ NNPTNT lại gọi các hoạt động này là kiểm dịch.

Cần gọi đúng tên việc kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu làm thực phẩm là “kiểm tra an toàn thực phẩm” không phải là kiểm dịch.

Cần gọi đúng tên việc kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu làm thực phẩm là “kiểm tra an toàn thực phẩm” không phải là kiểm dịch.

VASEP kiến nghị trả lại đúng tên cho việc kiểm tra những mặt hàng thủy sản chế biến nhập khẩu dùng làm thực phẩm là “kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm”, chứ không thể mang tên là “kiểm dịch” như trong các thông tư của Bộ NNPTNT. Kiểm tra về an toàn thực phẩm phải thực hiện theo đúng Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

 “Trong khi thế giới chỉ kiểm dịch với hàng tươi sống và ướp lạnh thôi thì Bộ NNPTNT muốn kiểm dịch cả sản phẩm chế biến đóng gói, đóng hộp nhập khẩu dùng cho người tiêu dùng. Các chỉ tiêu kiểm tra đối với các mặt hàng này chính là các chỉ tiêu kiểm tra an toàn thực phẩm lại mang tên là hoạt động kiểm dịch (theo Luật Thú y) là không đúng và không phù hợp. Điều này không chỉ sai về bản chất khoa học, đánh tráo khái niệm và trực tiếp khiến danh mục hàng phải kiểm tra càng nhiều lên”, vị Phó Tổng thư ký của VASEP lên tiếng.

Vấn đề ở đây là những chỉ tiêu kiểm tra với hàng chế biến dùng làm thực phẩm là chỉ tiêu an toàn thực phẩm hay đó là những chỉ tiêu kiểm tra an toàn dịch bệnh. Thế giới họ làm thế nào, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) có thực sự quy định những chỉ tiêu này với kiểm dịch thủy sản không?

VASEP cho biết, EU chỉ yêu cầu chứng nhận an toàn dịch bệnh chỉ áp dụng đối với các loài cá và giáp xác sống. OIE hàng năm đều đưa ra tài liệu cập nhật về danh mục dịch bệnh và sau danh mục dịch bệnh nhưng trong đó không có hàng thủy sản chế biến dùng làm thực phẩm.

Theo VASEP, từ năm 2010-2020, theo mỗi lần sửa các thông tư của Bộ NNPTNT thì danh mục hàng thuỷ sản nhập khẩu phải kiểm dịch càng mở rộng hơn trong khi từ năm 2015 đến nay trong loạt Nghị quyết 19-Nghị quyết 02 mà Chính phủ kiên trì ban hành hàng năm luôn yêu cầu giảm thiểu các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành.  

Vấn đề cốt lõi của kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật  nhập khẩu chính là kiểm soát sự lây lan dịch bệnh cho vật nuôi và môi trường vật nuôi, chứ không phải là kiểm soát các tác nhân gây ra dịch bệnh cho con người. Thực phẩm thì phải kiểm tra an toàn thực phẩm.

Phải qua khâu kiểm dịch theo Luật thú ý thì quy trình, thủ tục phức tạp hơn, khiến tình trạng hàng contener hàng thủy sản chế biến sẵn nhập khẩu về đến cửa khẩu phải xếp hàng dài chờ kiểm dịch làm doanh nghiệp thêm tổn phí.

Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký của VASEP đề nghị “trả lại tên cho việc kiểm tra hàng thủy sản chế biến nhập khẩu làm thực phẩm là kiểm tra an toàn thực phẩm, không phải là kiểm dịch”.

 “Đây là lần kiến nghị tiếp theo trong nhiều lần kiến nghị trước đó và là vấn đề được nêu lên từ lâu”, Phó Tổng thư ký của VASEP cho biết.

Chỉ từ đầu năm đến nay VASEP đã có 2 văn bản nêu lên kiến nghị này. Đó là văn bản góp ý cho dự thảo sửa đổi thông tư 15 của Bộ NNPTNT hồi tháng 2. Mới đây, hôm 29/4/2021 VASEP  vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp  nêu lên 5  vướng mắc, bất cập về pháp lý mà doanh nghiệp ngành thủy sản đang đối mặt. Đây là văn bản theo yêu cầu của Bộ Tư pháp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5/2021. Trong văn bản này VASEP tiếp tục nhắc đến bất cập trong quy định & thực hiện về "kiểm dịch" và "thông quan" nguyên liệu thủy sản nhập khẩu.

VASEP kiến nghị vì hàng đã chế biến phải kiểm dịch là sự trùng lắp gây tổn hại không ít cho doanh nghiệp và là một bất cập về pháp lý, không theo thông lệ quốc tế.

Ngay trong Luật Thú y không quy định sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật” hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” thuộc diện phải kiểm dịch động vật.  

Luật An toàn Thực phẩm quy định, thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật mới phải có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y còn thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn chỉ phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

Là người luôn đau đáu với công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam TS.Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu  Quản lý kinh tế trung ương thấy rằng việc áp dụng kiểm dịch cho hàng thủy sản chế biến làm thực phẩm là quá mức cần thiết và đi ngược lại định hướng và tinh thần cải cách của Chính phủ.

“Kiểm dịch chỉ nên áp dụng với sản phẩm tươi sống. Với thực phẩm là kiểm tra an toàn thực phẩm. VASEP đã kiến nghị đúng. Còn kiểm dịch với hàng đã chế biến làm thực phẩm là quá mức cần thiết và đi ngược lại định hướng và tinh thần cải cách của Chính phủ”, TS.Nguyễn Đình Cung phát biểu.

Linh Đan

Bình luận

Nổi bật

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS) - Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư, chú trọng vào việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, thể hiện rõ nét nhất là việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:28

(CL&CS) - Sự ra đời của TCVN 5603:2023 giúp nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực vào tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.

Áp dụng hiệu quả ISO 9001 – tránh sự chồng chéo, rút ngắn thời gian giải quyết công việc hành chính

Áp dụng hiệu quả ISO 9001 – tránh sự chồng chéo, rút ngắn thời gian giải quyết công việc hành chính

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:25

(CL&CS) - Việc triển khai áp dụng ISO 9001 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước giúp vận hành cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiệu quả hơn, nhất là khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tránh sự chồng chéo, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đảm bảo đúng luật, nâng cao mức độ hài lòng của người dân…