Thứ tư, 23/02/2022, 08:18 AM

Khuyến cáo về việc mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

(CL&CS) - Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hiện nay, việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua hình thức online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán hàng này để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật.

Nhiều trường hợp sản phẩm không có địa chỉ công ty, không có nơi bán hàng cố định, khách đặt hàng được người giao hàng đưa hàng và thu hộ tiền cho người bán, không có hóa đơn bán hàng, do vậy không rõ nguồn gốc sản phẩm để có thể truy cứu trách nhiệm khi sản phẩm không đúng như quảng cáo.

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau :

1. Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;

2. Gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

3. Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

2. Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm;

3. Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;

4. Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng;

5. Mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.

Ngọc Ngà

Bình luận

Nổi bật

Yêu cầu rà soát toàn bộ hoạt động quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh

Yêu cầu rà soát toàn bộ hoạt động quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 15:41

(CL&CS) - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Thủ trưởng, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Hiệp hội Bệnh viện tư nhân về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động hành nghề và quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường sản xuất, nhập khẩu thuốc phòng chống Covid-19

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường sản xuất, nhập khẩu thuốc phòng chống Covid-19

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 15:41

(CL&CS) - Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành văn bản gửi các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược, yêu cầu tăng cường sản xuất, nhập khẩu, tồn trữ thuốc phòng, chống COVID-19.

Nghiên cứu sản xuất sản phẩm từ hoa đu đủ đực góp phần hỗ trợ sức khỏe

Nghiên cứu sản xuất sản phẩm từ hoa đu đủ đực góp phần hỗ trợ sức khỏe

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 09:18

(CL&CS) - Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Thành phố Hải Phòng tổ chức Hội đồng tư vấn phê duyệt thuyết minh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp thành phố (thuộc Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng đến năm 2025): “Nghiên cứu sản xuất sản phẩm từ hoa đu đủ đực góp phần hỗ trợ sức khỏe”.