Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa lễ hội xuân 2022
(CL&CS)- Tâm lý của du khách đi lễ hội hoặc du xuân thường “ăn nhanh, ăn tạm”, nhiều quán ăn chế biến thực phẩm không đảm bảo chất lượng, nên nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm luôn thường trực.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành Công văn số 229/ATTP-PCTTR về việc tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm mùa lễ hội xuân 2022 gửi Sở Y tế một số tỉnh, thành phố.
Theo đó, để bảo đảm an toàn thực phẩm mùa lễ hội xuân 2022, Cục An toàn thực phẩm - Thường trực Tổ công tác giúp việc của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các lễ hội, sự kiện lớn trên địa bàn. Đồng thời, tại mỗi địa phương phải bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố… để phục vụ nhân dân, du khách. Thực hiện xử lý vi phạm và công khai cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định.
Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa lễ hội xuân 2022
Đề cập vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm tại các lễ hội xuân 2022, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay, qua công tác thanh tra, kiểm tra, nhìn chung, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các lễ hội năm nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do tính chất thời vụ, nên việc kinh doanh mặt hàng ăn uống tại các lễ hội vẫn thể hiện sự tạm bợ, lộn xộn, công tác vệ sinh chưa đảm bảo.
Do vậy, Bộ Y tế đã yêu cầu các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở bán hàng ăn trong mùa lễ hội phải ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và đáp ứng những điều kiện bắt buộc, đó là khu vực chế biến và dụng cụ chế biến thực phẩm phải sạch sẽ; có nguồn nước hợp vệ sinh để rửa bát đũa; có tủ bảo quản thực phẩm; thực phẩm phải chứng minh được nguồn gốc.
Ngoài ra, theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, cơ quan này sẽ tập trung kiểm tra, giám sát các cơ sở cung cấp thực phẩm, chế biến phục vụ ăn uống, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, nguồn nước, dụng cụ, trang thiết bị, lưu mẫu thức ăn, lấy mẫu thực phẩm phân tích các yếu tố nguy cơ gây bệnh đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm và công tác vệ sinh của các nhân viên phục vụ.
Trung Kiên
- ▪Hà Nội: Đặt mục tiêu 100% chợ được giám sát, lấy mẫu kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm
- ▪Tăng cường triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2022
- ▪Kết nối nông thủy sản cho Hà Nội: Tạo điều kiện nhưng phải đảm bảo an toàn thực phẩm
- ▪Thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 9 tỉnh, thành phố
Bình luận
Nổi bật
Hà Nội triển khai Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc triển khai Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Xây dựng lòng tin và đáp ứng nhu cầu tức thời của người tiêu dùng là yếu tố then chốt
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS) - Có thể thấy, người tiêu dùng Việt Nam luôn tích cực đón nhận và sử dụng các nền tảng mạng xã hội, với mục đích để tiếp cận các thương hiệu mới và tham khoải đánh giá trước khi mua hàng. 71% cho biết đã từng mua sắm thông qua nền tảng này, cao hơn đáng kể so với mức trung bình của khu vực là 56%.
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 15:49
(CL&CS)- Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.