Không nên đặt vấn đề xây dựng một luật về xử lý nợ xấu

(CL&CS)- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cần hoàn thiện quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42, thay vì xây dựng một luật mới về xử lý nợ xấu. Việc Chính phủ nghiên cứu, khẩn trương đề xuất định hướng để hoàn thiện khung khổ pháp lý cho xử lý nợ xấu, cũng được Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Tại phiên thảo luận tổ 12, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng không nên đặt vấn đề xây dựng một luật về xử lý nợ xấu mà cần hoàn thiện quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42, xác định nội dung nào kế thừa, đưa vào luật.

Đối với việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Chủ tịch Quốc hội cho rằng về nguyên tắc, chính sách thí điểm chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian, do đó Chính phủ phải nghiên cứu, khẩn trương đề xuất định hướng để hoàn thiện khung khổ pháp lý cho xử lý nợ xấu.

chu-ti-ch-quo-c-ho-i-kho-ng-ne-3744-4782-1653490176

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các nước có luật để xử lý nợ xấu lúc khủng hoảng, Nghị quyết 42 của Quốc hội Khóa XIV về bản chất cũng là một luật như vậy, khác hoàn toàn với cơ chế thông thường, với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các luật liên quan.

 “Ngành ngân hàng, Chính phủ phải tự đặt ra áp lực để vượt lên, phải giao một số nhiệm vụ trọng tâm cho thời gian thực hiện kéo dài Nghị quyết 42, nhất là nhiệm vụ về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để đưa trở về trạng thái bình thường”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cho biết theo phương án đang trình quốc hội, Nghị quyết 42 sẽ kéo dài đến hết năm 2023, là thêm 1 năm 8 tháng nữa.

Cũng tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đồng tình kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 42 về thí điểm nợ xấu đến hết ngày 31/12/2023, vì việc dừng áp dụng Nghị quyết 42 trong khi chưa luật hóa, sẽ làm mất đi công cụ cho các tổ chức tín dụng thu hồi nợ xấu, tạo áp lực, thách thức lớn đối với tổ chức tín dụng, tạo hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế vĩ mô.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Mách bạn cách tận dụng tối đa lợi ích thẻ tín dụng

Mách bạn cách tận dụng tối đa lợi ích thẻ tín dụng

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:36

CL&CS) - Thẻ tín dụng đang trở thành lựa chọn phổ biến của người dùng nhờ các tính năng ưu việt đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại. Tuy nhiên, làm thế nào tận dụng tốt nhất các tiện ích, ưu đãi của thẻ tín dụng là băn khoăn của không ít chủ thẻ.

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08

(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.