Ủy ban Kinh tế thống nhất với Chính phủ kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu
(CL&CS)- Tại kỳ họp thứ 3 sáng 24/5, Quốc hội đã nghe Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 42 và đề xuất việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 của Chính phủ
Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV sáng 24/5, Quốc hội đã nghe Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng thừa uỷ quyền Thủ tướng trình báo cáo tổng kết Nghị quyết số 42 và đề xuất việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bà Nguyễn Thị Hồng
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Nghị quyết số 42 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo lập khuôn khổ pháp lý để xử lý các khoản nợ xấu, góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ các tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc xử lý nợ xấu và duy trì tỉ lệ nợ xấu nội bảng dưới mức 2%. Từng bước đảm bảo quyền của chủ nợ; thể hiện tính đúng đắn về định hướng, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD. Tác động tích cực đến quá trình cơ cấu lại, phát triển của hệ thống các TCTD. Nhờ đó, các TCTD có điều kiện hạ mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là trong giai đoạn chịu ảnh hưởng dịch COVID-19.
Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, các TCTD đã xử lý được 380.200 tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.
Trong số 380.200 tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý, có 148.000 tỷ đồng là do khách hàng tự trả (chiếm 38,93%), cao hơn so với mức 22,8% trung bình năm từ 2012-2017 do khách hàng tự trả/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý. Đồng thời, kết quả xử lý, bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của TCTD và VAMC đạt 77.200 tỷ đồng, chiếm 20,3%.
Tính trung bình, nợ xấu đã xử lý đạt khoảng 5.670 tỷ đồng/tháng, cao hơn mức trung bình 3.250 tỷ đồng/tháng trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (từ năm 2012 – 2017).
Tại phiên họp, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế thống nhất với đề xuất của Chính phủ, theo đó kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến hết ngày 31/12/2023 và đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của các chính sách mà Nghị quyết đã mang lại, tránh gián đoạn, thiếu hụt cơ chế, tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ TCTD, công ty quản lý tài sản đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, nhất là nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42 chưa được xử lý còn cao và dự báo có thể gia tăng trong thời gian tới.
Trung Kiên
- ▪Sau Nghị quyết 42, VAMC thu hồi được 5.000 tỷ nợ xấu
- ▪Nợ xấu nhìn từ việc Agribank rao nợ hàng trăm tỷ mà nợ lãi to hơn nợ gốc!
- ▪VietinBank tiếp tục rao bán tài sản của công ty thành viên Chủ đầu tư dự án Cocobay để xử lý nợ xấu
- ▪Nợ xấu của OCB tăng vọt, lợi nhuận quý 1/2022 đi lùi rất xa so với cùng kỳ
Bình luận
Nổi bật
Bưu điện Việt Nam đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thông tin
sự kiện🞄Thứ hai, 07/04/2025, 12:49
(CL&CS)- Ngày 01/4/2025, Bưu điện Việt Nam chính thức được trao chứng nhận ISO/IEC 27001:2022 - tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS - Information Security Management System).
LPBank công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ và chia cổ tức bằng tiền mặt 25%
sự kiện🞄Thứ bảy, 05/04/2025, 20:17
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) công bố danh mục và nội dung các tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Trong đó, ba nội dung trọng tâm là: chia cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao 25%, kế hoạch kinh doanh năm 2025 với chỉ tiêu lợi nhuận tăng ấn tượng 22,2%, thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trực thuộc LPBank (LPBank AMC) – dấu mốc quan trọng trong chiến lược nâng cao năng lực xử lý nợ và mở rộng hoạt động đầu tư tài chính.
Thu nhập cao cũng khó mua được nhà ở Hà Nội
sự kiện🞄Thứ sáu, 04/04/2025, 15:31
Mặc dù đà tăng giá đã chậm lại trong thời gian vừa qua nhưng mặt bằng giá chung cư Hà Nội ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp vẫn cao so với thu nhập của người dân. Ngay cả nhóm người dân có thu nhập cao tại các thành phố lớn, chiếm 20% dân số cả nước, cũng gặp khó khăn trong việc mua nhà.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.