Thứ tư, 04/11/2020, 09:45 AM

Không có đường cao tốc vấn đề thu hút đầu tư phát triển ĐBSCL sẽ khó khăn

(CL&CS) - Đó là đánh giá của người đứng đầu Bộ GTVT về giao thông của các vùng miền, trong đó có vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Sáng 3/11, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV tiếp tục chương trình làm việc với phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Giải trình một số ý kiến của đại biểu về lĩnh vực giao thông, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, xây dựng cơ bản trong năm 2020 đã đạt được kết quả tốt nhất trong nhiệm kỳ 5 năm này.

ĐBSCL cần đầu tư cho hạ tầng giao thông hơn nữa trong thời gian tới để thúc đẩy kinh tế nơi đậy phát triển.

ĐBSCL cần đầu tư cho hạ tầng giao thông hơn nữa trong thời gian tới để thúc đẩy kinh tế nơi đậy phát triển.

Tính đến 30/10/2020, theo số lượng thống kê, cả nước đã giải ngân được 60% số vốn được bố trí. Riêng ngành GTVT được bố trí gần 40 nghìn tỷ trong năm 2020, đến nay, Bộ GTVT đã giải ngân được hơn 29.000 tỷ đồng (chiếm hơn 73%), cao hơn bình quân cả nước 10%.

Về giao thông khu vực ĐBSCL, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, đây là vấn đề Chính phủ dành sự quan tâm rất lớn trong thời gian qua. Trong nhiệm kỳ tới 2021-2025, chúng tôi đã đánh giá về giao thông của các vùng miền, trong đó có vùng ĐBSCL. Hiện nay Bộ GTVT tập trung cho nghiên cứu 7 đường cao tốc ở khu vực này. Nghiên cứu thì nhiều, nhưng chúng ta sẽ lựa chọn những đoạn, những tuyến, những khu vực quan trọng để đầu tư trong 5 năm tới.

Theo tính toán của Bộ GTVT, hiện nay Bộ đã trình Chính phủ (Chính phủ sẽ trình Quốc hội), hết nhiệm kỳ tới có thể nâng tỉ lệ giao thông cao tốc của đồng bằng sông Cửu Long, từ hơn 40 km hiện nay lên khoảng hơn 300 km trong năm 2025, phải đầu tư thêm hơn 200 km. Cụ thể, tuyến cao tốc từ Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ hoàn thành năm 2022 và cầu Mỹ Thuận 2023. Đoạn Cao Lãnh - Vàm Cống và Vàm Cống ra Rạch Sỏi sẽ được nâng cấp khoảng 75 km để công bố đạt chuẩn đường cao tốc.

Quốc lộ 30 từ Cao Lãnh ra An Hữu sẽ kết nối với cao tốc TP.HCM - Cần Thơ, đặc biệt là đường cao tốc từ thành phố Cần Thơ đến thành phố Cà Mau nằm trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông. Đây là quyết tâm rất lớn của Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định và Bộ trưởng cũng đánh giá “không có đường cao tốc thì vấn đề thu hút đầu tư phát triển sẽ khó khăn”.

Ông Thể cũng cho biết, Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch cụ thể, rất mong các đại biểu Quốc hội ủng hộ để làm sao hình thành nên hệ thống giao thông vận tải ở khu vực ĐBSCL. Có như vậy mới đánh thức được tiềm năng, phát huy được thế mạnh của khu vực này để phát triển tốt hơn trong thời gian tới.

An Nam

Bình luận

Nổi bật

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về rà soát việc phân cấp, phân quyền

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về rà soát việc phân cấp, phân quyền

sự kiện🞄Thứ bảy, 31/05/2025, 06:41

(CL&CS) - Chiều tối 29/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ về rà soát việc phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Quốc hội kết thúc đợt 1 của Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV

Quốc hội kết thúc đợt 1 của Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV

sự kiện🞄Thứ sáu, 30/05/2025, 10:44

Chiều 29/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã kết thúc đợt 1 của Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV sau 22 ngày làm việc.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ năm, 29/05/2025, 14:33

Sáng nay, 29/5, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì phiên họp Thường trực Ban Chỉ đạo.