Thứ hai, 10/10/2022, 21:42 PM

Hợp tác thương mại về nông nghiệp giữa Việt Nam và Phần Lan

(CL&CS) - Ngày 10/10, tại TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ Nông lâm Phần Lan Antti Kurvinen đã ký kết bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.

Theo Bản ghi nhớ vừa được ký kết, hai bên sẽ tiếp nối các chương trình hợp tác giữa hai quốc gia và góp phần thúc đẩy hợp tác thương mại về nông nghiệp giữa Việt Nam và Phần Lan. Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Phần Lan đã hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dự án liên quan đến dữ liệu thông tin rừng quốc gia tạo cơ sở để ngành lâm nghiệp Việt Nam quản lý hệ thống thông tin rừng hiệu quả. 

Toàn cảnh chương trình hợp tác thương mại về nông nghiệp giữa Việt Nam và Phần Lan

Toàn cảnh chương trình hợp tác thương mại về nông nghiệp giữa Việt Nam và Phần Lan

Khoảng 2/3 diện tích rừng và hơn 80% lượng gỗ sản xuất của Phần Lan đến từ chủ rừng và các hộ gia đình. Phần Lan là quốc gia có độ che phủ rừng lớn nhất châu Âu, với hơn 70% diện tích bề mặt được rừng bao phủ. Việc sở hữu rừng theo hộ gia đình là một giải pháp được quốc gia Bắc Âu đẩy mạnh và thành công, đồng thời mang lại sự thay đổi lớn cho nền kinh tế quốc dân.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp ông Lê Minh Hoan cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Phần Lan đã hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dự án liên quan đến dữ liệu thông tin rừng quốc gia. Việt Nam đánh giá cao dự án này ở giai đoạn 1 và 2 đã tạo cơ sở để ngành lâm nghiệp Việt Nam quản lý hệ thống thông tin rừng hiệu quả.

Phát biểu tại buổi lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Phần Lan cho rằng mặc dù Việt Nam và Phần Lan đều có thế mạnh về nông, lâm, thủy sản nhưng quy mô thương mại về nông nghiệp còn khiêm tốn. Ông Antti Kurvinen kỳ vọng thông qua bản ghi nhớ hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại về nông nghiệp và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp giữa hai quốc gia. Đặc biệt, Phần Lan sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết tại COP 26 về chống biến đổi khí hậu.

Kim ngạch thương mại hai nước năm 2021 đạt gần 512 triệu USD, tăng trưởng 54% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Phần Lan năm 2021 đạt 266,5 triệu USD, tăng 97% so với năm 2020. Nhập khẩu từ Phần Lan của Việt Nam đạt 245,1 triệu USD, tăng 24,7% so với năm trước.

Việt Nam có lợi thế về sản xuất và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là thị trường đầy tiềm năng với gần 100 triệu dân, có mức tăng trưởng kinh tế ổn định 6-7%/năm và là cửa ngõ cho thị trường Đông Nam Á với 650 triệu dân, với nền kinh tế phát triển rất năng động. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết Việt Nam đang chuyển đổi mô hình phát triển giá trị nông nghiệp đơn ngành sang đa ngành. Vì vậy,  đề nghị Phần Lan hỗ trợ phân ngành chăn nuôi, trồng trọt, phát triển lâm nghiệp đa dụng; hỗ trợ chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn bền vững, nông nghiệp tuần hoàn, cung cấp nước sạch nông thôn.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 15:49

(CL&CS)- Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.

Yếu tố thuận lợi, xuất khẩu rau quả năm 2024 có thể đạt hơn 7 tỷ USD

Yếu tố thuận lợi, xuất khẩu rau quả năm 2024 có thể đạt hơn 7 tỷ USD

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06

(CL&CS) - Nhu cầu của thị trường thế giới tăng trong dịp lễ tết cuối năm, cộng với hiệu quả từ các Nghị định thư sẽ là những yếu tố chính giúp thúc đẩy xuất khẩu rau quả trong thời gian tới.

Hàng Việt chinh phục người Việt bằng chất lượng, giá thành

Hàng Việt chinh phục người Việt bằng chất lượng, giá thành

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 10:14

(CL&CS) - Qua 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, hàng Việt giờ đã dần chiếm lĩnh được người tiêu dùng Việt. Để người Việt dùng hàng Việt, tự hào sản phẩm Việt, các doanh nghiệp trong nước cần tiếp tục nâng cao chất lượng và cải thiện về giá thành.