Thứ ba, 20/08/2024, 10:08 AM

Học viện Báo chí và Tuyên hoàn thành khảo sát đánh giá chất lượng

(CL&CS)- Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa kết thúc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 4 chương trình đào tạo đại học. Sự kiện diễn ra trong 5 ngày từ 15 - 19/8.

Đợt khảo sát chính thức diễn ra từ ngày 15/8 – 19/8/2024 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền của Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài gồm các hoạt động như nghiên cứu hồ sơ minh chứng; trao đổi với các đơn vị; tham dự các tiết học; quan sát các hoạt động chính khóa và ngoại khóa của nhà trường; phỏng vấn các bên liên quan trong và ngoài trường; kiểm tra, khảo sát cơ sở vật chất…

Tại Lễ bế mạc, đại diện đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đã báo cáo sơ bộ kết quả khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 4 chương trình đào tạo đại học chính quy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền gồm: Truyền thông chính sách, Truyền thông quốc tế, Quản lý kinh tế và Quản lý công. Kết quả cho thấy, các chương trình đã đặt ra mục tiêu rõ ràng, phù hợp với tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường, được cụ thể hóa qua các tiêu chuẩn đầu ra.

bao-chi-190824

PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đoàn đánh giá và cam kết Học viện sẽ tiếp thu nghiêm túc các khuyến nghị để nâng cao chất lượng đào tạo

Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo được thiết kế hợp lý, các hoạt động dạy và học phong phú, đa dạng. Hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập phù hợp với các mục tiêu đào tạo. Năng lực và kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên được quản lý và đánh giá một cách rõ ràng. Các chính sách và tiêu chí tuyển sinh được xác định cụ thể, người học được hỗ trợ và tư vấn, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc học tập và rèn luyện. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đào tạo có việc làm cao. Bên cạnh những điểm mạnh này, Đoàn đã thẳng thắn chỉ ra các hạn chế và đề xuất những khuyến nghị cụ thể cho 4 chương trình đào tạo của nhà trường.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đoàn đánh giá. Học viện cam kết tiếp thu nghiêm túc các khuyến nghị để nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, Giám đốc Học viện ghi nhận sự đóng góp tích cực của toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động, học viên và sinh viên của Học viện trong quá trình khảo sát.

Các năm qua, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công tác kiểm định chất lượng. Cụ thể, năm 2018, học viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Trong các năm 2022 và 2023, học viện đã lần lượt nhận được chứng nhận kiểm định chất lượng cho 4 và 7 chương trình đào tạo đại học. Đầu năm 2024, học viện tiếp tục đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục chu kỳ 2 và đang trong quá trình kiểm định các chương trình đào tạo đại học khác.

Với bề dày thành tích trong công tác kiểm định chất lượng, đợt khảo sát lần này tiếp tục khẳng định nỗ lực không ngừng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành báo chí và truyền thông.

Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

Bộ GD&ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên, giảng viên

Bộ GD&ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên, giảng viên

sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 15:49

(CL&CS) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố thủ tục hành chính trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó nêu rõ thủ tục để giáo viên/giảng viên được đăng ký dự xét thăng hạng.

6 dấu ấn nổi bật của thanh niên Việt Nam

6 dấu ấn nổi bật của thanh niên Việt Nam

sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 15:43

(CL&CS) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 198/TB-VPCP ngày 24/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Chương trình đối thoại với thanh niên năm 2025.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Góp phần đưa đất nước phát triển

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Góp phần đưa đất nước phát triển

sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 10:25

(CL&CS) - Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là một bước đi chiến lược, nhằm trang bị, nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần đưa đất nước phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.