Thứ sáu, 13/08/2021, 09:56 AM

Hỗ trợ điều kiện để doanh nghiệp lúa, gạo tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh

(CL&CS) - Mới đây, Bộ Công Thương đã có công văn số 4889/BCT-XNK kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chỉ đạo các NHTM có hỗ trợ nhất định về lãi suất cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho họ được thế chấp vay vốn bằng chính tài sản thu mua.

Hỗ trợ điều kiện để doanh nghiệp lúa, gạo tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh. Ảnh minh họa

Hỗ trợ điều kiện để doanh nghiệp lúa, gạo tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh. Ảnh minh họa

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị các Ngân hàng thương mại (NHTM) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đảm bảo vốn tín dụng phục vụ thu mua, tạm trữ thóc, gạo. 

Điều này nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng ách tắc trong lưu thông, tồn ứ thóc gạo hiện nay tại khu vực ĐBSCL.

Các hình thức hỗ trợ được đề cập như mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp, đơn giản hóa thủ tục vay, đa dạng các sản phẩm tín dụng…

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho biết việc hỗ trợ này đã giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội được tiếp cận nguồn tín dụng nhưng chưa hoàn toàn thuận lợi.

Tại cuộc họp ngày 12/8, Bộ Công Thương đã làm việc với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp về vấn đề thu mua, xuất khẩu gạo và nông sản.

Tại đây, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Intimex cho biết, nếu tính cả số lượng đơn hàng bị hủy từ tháng 7/2021 dồn qua thì tháng 8 này, Intimex phải xuất theo hợp đồng đã ký gần 120.000 tấn gạo. Tuy vậy theo báo cáo của bên giao nhận, khả năng đi được tối đa chỉ 30.000 - 35.000 tấn. Đây là vấn đề hết sức khó khăn cho doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay.

Theo ông Nam, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các cảng đang thiếu công nhân do nhiều địa phương không cho tập trung đông người, phải giãn cách 2m, dẫn tới không bốc xếp hàng từ xe lên băng chuyền để đưa vào container; Đơn hàng xuất đi châu Phi không có tàu lớn vào do lo ngại dịch bệnh; xà lan đi từ địa phương lên khó, bị giữ lại, không vào bốc hàng được…

Đại diện doanh nghiệp này kiến nghị Bộ Công Thương làm việc với các hệ thống từ cảng, địa phương… để gỡ các ách tắc hiện nay vì chỉ cần 1 khâu trong đó tắc thì nguyên chuỗi cung ứng sẽ bị ảnh hưởng.

Còn theo ông Nguyễn Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty CP Lương thực Phương Đông đề xuất, cần ưu tiên tiêm vaccine đồng loạt cho chuỗi cung ứng lúa gạo. Bên cạnh đó, do doanh nghiệp hoạt động “3 tại chỗ” kéo dài cũng gặp nhiều khó khăn. 

Hay việc doanh nghiệp đang hoạt động theo phương án "1 cung đường 2 điểm đến" cũng gặp nhiều khó khăn khi thu mua lúa gạo phải vào trong các vùng dân cư nên không kịp về trước 6 giờ tối theo quy định của các địa phương nên đành bỏ lúa ngoài đồng. Do đó cần có giải pháp gỡ khó lưu thông cho khâu thu mua hiện nay.

​Theo Bộ Công Thương, giá lúa gạo tại ĐBSCL nhìn chung đang thấp hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 500-600 đồng/kg.

Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, lúa chưa thu hoạch trên đồng ruộng ở các địa phương còn rất nhiều, nhất là lúa vụ Hè Thu, đến nay mới chỉ thu hoạch hơn 600.000 ha trên tổng số gần 1,6 triệu ha gieo cấy.

Dự báo thời điểm thu hoạch lúa Hè Thu và Thu Đông sớm sẽ tập trung trong các tháng 8, 9 và 10, tuy nhiên khó khăn hiện nay là giá lúa giảm. Ước tính sản lượng thu mua lúa Hè Thu sụt giảm từ 20% đến 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải là không đủ khả năng duy trì hoạt động sản xuất theo "3 tại chỗ" do tỷ lệ tiêm vacine còn hạn chế; nhiều cơ sở sấy và xay sát lúa cũng phải dừng hoạt động do không đáp ứng việc test nhanh Covid-19.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy, để chúng ta có được “một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta”

Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy, để chúng ta có được “một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta”

sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 13:27

Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955-27.2.2025), sáng 24.2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm, làm việc với Bộ Y tế và có bài phát biểu quan trọng, nhấn mạnh 12 nội dung nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng về lĩnh vực y tế, giải quyết các thách thức đối với ngành y tế hiện nay và trong nhiều năm tới. Tạp chí Chất lượng và cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn:

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất

sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:36

(CL&CS) - Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được lãnh đạo Chính phủ xác định là nhiệm vụ đặc biệt cấp bách để nhanh chóng tìm ra các giải pháp cung cấp đủ điện trong giai đoạn phát triển tăng tốc của đất nước.

Chuyến ra Bắc đặc biệt của đoàn Trung ương Cục miền Nam

Chuyến ra Bắc đặc biệt của đoàn Trung ương Cục miền Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 24/02/2025, 11:35

(CL&CS)- Hẳn chúng ta còn nhớ, Hiệp định Paris được ký kết vào 27-1-1973 là cả một chiến tích oanh liệt, một chiến thắng to lớn, một mốc son lịch sử mà Cách mạng Việt Nam đã kiên cường đấu tranh bằng cả ba phương thức quân sự, chính trị và ngoại giao một cách cực kỳ khéo léo và bền bỉ suốt từ năm 1968. Chúng ta đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Paris. Thế nhưng cho đến tận năm 1973 thì mới đi tới thành công. Lúc đó, Cách mạng nước nhà cũng mới thực hiện được "một nửa" mong muốn, khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Có một sự kiện rất đặc biệt đối với Cách mạng Miền Nam, đó là vào tháng 4-1973, sự kiện đoàn lãnh đạo cấp cao của Trung ương Cục Miền Nam ra Bắc công tác đến nay cũng vừa tròn 50 năm thì rất ít người biết và cần được thông tin đến bạn đọc.