Thứ bảy, 15/06/2024, 13:39 PM

Hé lộ lý do lùi thời gian đưa 5 huyện của TP. HCM lên thành phố

Việc đưa 5 huyện ngoại thành TP. HCM lên thành phố này đã bị lùi 10 năm so với dự kiến.

Mới đây, TP. HCM đã lùi thời gian đã lùi 5 huyện ngoại thành (Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ) lên thành phố đến năm 2040 - chậm hơn 10 năm so với dự kiến.

Nguyên nhân chính dẫn dến việc lùi thời gian là do mô hình chuyển đổi lên đơn vị hành chính quận đối với 5 huyện là rất khó đạt được giai đoạn từ nay đến năm 2030 do quy định bắt buộc các huyện phải đạt theo tiêu chí của đô thị loại đặc biệt, đồng thời phải có đủ 100% các xã đủ tiêu chí để chuyển đổi sang phường. Hơn nữa, hầu hết các địa phương như huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh đang còn diện tích đất nông nghiệp khá nhiều.

tp-hcm

Do vậy, mô hình thành phố thuộc TP. HCM sẽ đáp ứng mục tiêu chuyển các đơn vị hành chính huyện thành đơn vị hành chính cấp đô thị, nhưng vẫn giữ lại một số khu vực nông nghiệp ngoại thành của đơn vị hành chính mới trực thuộc.

Tuy nhiên, lãnh đạo TP. HCM sau đó nhận thấy việc các huyện đề xuất lên thành phố sẽ khiến giá đất tăng vọt, gây khó khăn trong thu hồi đất để phát triển cơ sở hạ tầng sau này.

Ngoài ra, việc lên thành phố trong khi hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ sẽ dẫn đến phát triển theo vết dầu loang, mất kiểm soát. Trong khi mục đích phát triển các huyện nhằm khai thác lợi thế từng địa phương, hình thành vùng động lực, cực tăng trưởng mới cho TP. HCM.

Do đó, lãnh đạo TP. HCM đã yêu cầu các huyện ngoại thành không xin chủ trương lên quận hoặc thành phố. Nhiệm vụ của các huyện là nghiên cứu quy hoạch không gian, hình thành khung kết cấu hạ tầng giao thông, khu đô thị lớn cùng các thiết chế văn hoá - xã hội.

Được biết, theo quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được trình các cấp thẩm quyền thông qua, từ nay đến năm 2030, TP. HCM vẫn giữ nguyên 16 quận, 5 huyện và TP Thủ Đức.

Riêng 5 huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ sẽ tập trung xây dựng hạ tầng hướng đến các chỉ tiêu đô thị để chuyển lên thành phố trực thuộc tỉnh.

Giai đoạn 2030 - 2040, TP. HCM tổ chức 5 vùng đô thị gồm: đô thị trung tâm; TP Thủ Đức; thành phố phía Nam (Nhà Bè, quận 7); thành phố Tây Nam (Bình Chánh); thành phố Tây Bắc (Củ Chi, Hóc Môn). Riêng huyện Cần Giờ sẽ tính toán vào thành phố phía Nam hoặc một đô thị đặc biệt.

TP. HCM là một trung tâm kinh tế lớn và với vai trò là "đầu tàu" kinh tế, đóng góp tỷ trọng cao trong GDP chung của cả nước.

GRDP quý I/2024 của TP. HCM ước tăng 6,54%, đạt mục tiêu đề ra cũng là tốc độ cao tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020. Đây là cơ sở để TP. HCM đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 7,5-8% cho cả năm 2024.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Hé lộ lý do lùi thời gian đưa 5 huyện của TP. HCM lên thành phố

Hé lộ lý do lùi thời gian đưa 5 huyện của TP. HCM lên thành phố

sự kiện🞄Thứ bảy, 15/06/2024, 13:39

Việc đưa 5 huyện ngoại thành TP. HCM lên thành phố này đã bị lùi 10 năm so với dự kiến.

Việt Nam sắp có 8 khu vực động lực phát triển du lịch

Việt Nam sắp có 8 khu vực động lực phát triển du lịch

sự kiện🞄Thứ bảy, 15/06/2024, 13:37

Đây là một trong số nội dung thuộc Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt.

'Thủ phủ du lịch' mới của vùng Tây Nguyên hé lộ loạt khu đất vàng kêu gọi đầu tư

'Thủ phủ du lịch' mới của vùng Tây Nguyên hé lộ loạt khu đất vàng kêu gọi đầu tư

sự kiện🞄Thứ bảy, 15/06/2024, 10:40

Sắp tới, địa phương này sẽ kêu gọi loạt dự án đầu tư tại các khu đất ở vị trí đắc địa.