Thứ ba, 21/05/2024, 09:16 AM

Hàng Việt đáp ứng tiêu chuẩn xanh để tăng năng suất, thúc đẩy xuất khẩu bền vững

(CL&CS) - Một trong những giải pháp quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta là hướng đến việc nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa, đáp ứng tiêu chuẩn xanh.

Xu hướng phát triển kinh tế xanh

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, bức tranh tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2024 tiếp tục chậm lại, không quá lạc quan sẽ tác động trực tiếp đến triển vọng của các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Cùng với chính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới các hình thức khác nhau, các nước phát triển ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, từ đó dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩucó thể kể đến dự luật chống phá rừng, hay Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU...

Xu hướng phát triển kinh tuần hoàn, Kinh tế Xanh, Kinh tế Số ngày càng rõ nét. Trong bối cảnh năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, ngành Công Thương xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024.

Hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam với rất nhiều ngành hàng công nghiệp chủ lực cũng như nông sản, thực phẩm mà Việt Nam có thế mạnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các lợi thế của hàng hóa Việt Nam đã phần nào bị ảnh hưởng, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều thách thức trước yêu cầu phải đáp ứng được các quy định mới, tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... gọi chung là Tiêu chuẩn Xanh của EU.

Hàng Việt đáp ứng tiêu chuẩn xanh để tăng năng suất, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Hàng Việt đáp ứng tiêu chuẩn xanh để tăng năng suất, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục Trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công thương), các thị trường nhập khẩu trên thế giới ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều chính sách bảo hộ dưới các hình thức khác nhau. Hơn thế nữa, các thị trường phát triển cũng ngày càng quan tâm nhiều đến vấn đề an toàn cho người tiêu dùng và phát triển bền vững nên dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩucó thể kể đến dự luật chống phá rừng, hay Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU...

"Có thể thấy, xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số ngày càng rõ nét. Đây cũng cói như như một giải pháp tích cực nhằm giảm phát thải nhà kính, nâng cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon và phát triển bền vững. Hiện nay, tại một số thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ…các lợi thế của hàng hóa Việt Nam đã phần nào bị ảnh hưởng trước yêu cầu phải đáp ứng được các quy định mới, nhất là tiêu chuẩn xanh như chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững...", ông Hải phân tích thêm.

Với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) ngay cả trước mắt cũng sẽ không chỉ tác động trực tiếp tới 6 ngành công nghiệp, gồm sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hiđro, mà sẽ gián tiếp tác động tới các ngành hàng tiêu thụ nhiều nguyên liệu và năng lượng.

Hơn nữa, hàng loạt tiêu chuẩn môi trường mới được EU áp dụng trong thời gian tới, như “Thỏa thuận Xanh” của EU gồm một gói các hành động nhằm giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên trong khi đạt được tăng trưởng kinh tế, mà cơ chế CBAM chỉ là một nội hàm trong đó.

Cũng trong khuôn khổ thoả thuận xanh, tháng 6/2023, EU đã ban hành quy định chống phá rừng (EUDR), có hiệu lực từ cuối năm 2024 nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng gây mất rừng và suy thoái rừng. Các công ty kinh doanh gỗ, cà phê, ca cao, cao su, đậu nành, gia súc, dầu cọ... tại EU phải chứng minh hàng hóa không liên quan đến hoạt động phá rừng hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

Xanh hóa để xuất khẩu

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam là tiến dần lên các phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Xa hơn nữa, đến năm 2035, đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu dệt may sẽ đến từ xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Muốn thực hiện được quá trình chuyển đổi này, rất cần quyết tâm mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong sản xuất bền vững, Xanh hóa và Chuyển đổi Số. Đưa công nghệ vào quy trình sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp đang thích nghi dần với những đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn, bắt buộc sử dụng nguyên liệu tái chế...

“Các doanh nghiệp buộc phải có những thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất đã giúp các doanh nghiệp trong ngành dệt may giảm chi phí, nâng cao năng suất, tạo ra những sản phẩm chất lượng phù hợp với xu hướng,” ông Vũ Đức Giang nói.

Còn theo ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phúc Sinh Group, khi hiệp định thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) được thực thi, không chỉ doanh nghiệp Việt mà nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam cũng tận dụng việc giảm thuế từ Việt Nam sang châu Âu để xuất khẩu, do đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất nhiều trong cùng một mặt hàng xuất khẩu.

Đáng chú ý, trước đây phần nguyên liệu hầu như các doanh nghiệp châu Âu ít đầu tư, nhưng sau khi có (EVFTA), họ quay lại đầu tư để cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam.

“Đây là điều thúc đẩy các doanh nghiệp nội phải thay đổi quản lý, thay đổi sáng tạo, thay đổi cách làm để phù hợp có thể cạnh tranh được với một thị trường mở,” ông Phạm Minh Thông bầy tỏ.

Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương), trong năm 2024, Bộ sẽ triển khai một loạt những chương trình hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực, với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho các ngành sản xuất, đặc biệt là với từng ngành có liên quan tới quy định của CBAM và những quy định liên quan đến tiêu chuẩn xanh của Đức và của EU.

Cụ thể, đối với xúc tiến xuất khẩu, Bộ Công thương sẽ phối hợp với hệ thống thương vụ Việt Nam và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để cung cấp tốt nhất những quy định mới và hướng dẫn mới liên quan đến thỏa thuận xanh và kinh doanh có điều kiện cũng như kinh tế tuần hoàn cho các ngành sản xuất trong nước, để có thể đáp ứng được tốt nhất và hiệu quả nhất các quy định mới của các thị trường này.

Với các cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ Việt Nam về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu, việc tuân thủ quy định xanh không chỉ là để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào thị trường khó tính, mà còn là cơ hội để đẩy nhanh việc thực hiện chiến lược phát triển các ngành hàng theo định hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh quốc gia.

Minh Đức

Bình luận

Nổi bật

Quy định mới về Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện: Nâng tầm dịch vụ y tế Việt Nam

Quy định mới về Tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện: Nâng tầm dịch vụ y tế Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13

(CL&CS) - Bộ Y tế vừa ban hành thông tư quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện, từ cơ sở vật chất đến chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đảm bảo an toàn và sự tin tưởng của người dân vào hệ thống y tế.

Tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe của người lái xe

Tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe của người lái xe

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22

(CL&CS)- Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ và việc khám sức khỏe đối với người lái xe.

Bộ Y tế đưa ra 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện từ 1/1/2025

Bộ Y tế đưa ra 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện từ 1/1/2025

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:29

(CL&CS) - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 35/2024/TT-BYT quy định Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.