Hàng loạt ngân hàng cho vay thế chấp bằng cổ phiếu: Rủi ro nào khi thị trường chứng khoán giảm sâu?

(CL&CS) - Việc các ngân hàng "bơm" lượng lớn tiền cho các cá nhân và nhận thế chấp bằng cổ phiếu trở thành vấn đề lớn khi mà, đôi khi thị trường chứng khoán có những "nốt trầm" không vui cho cả những nhà đầu tư, người thế chấp cổ phiếu để vay vốn lẫn người nhận cổ phiếu làm tài sản đảm bảo.

Thị trường chứng khoán đang trong những ngày mà giới đầu tư cảm thấy sợ hãi khi nhìn vào danh mục, nhìn vào bảng giá! Hàng loạt cổ phiếu lao dốc không phanh, khắp thị trường chứng khoán ngập sắc đỏ và sắc xanh lơ giảm sàn. Dù thị trường tăng hay giảm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng từ sau sự việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt giam, sự việc trái phiếu của Tân Hoàng Minh gây chấn động, thì thị trường chứng khoán dường như sợ hãi. Họ sợ hãi một phần vì quá nhiều ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân...dường như đã quá dễ dãi trong việc "kiếm tiền" từ thị trường tài chính. 

Khi nhìn thấy những rủi ro, nhà đầu tư trở nên sợ hãi, mất niềm tin và họ bán ra cổ phiếu và khi bán ra đồng loạt, lực cầu yếu không hấp thu kịp khiến nhiều cổ phiếu lao dốc không phanh, tạo hiệu ứng force sell và việc giảm giá lại càng trở nên đáng sợ. 

Nhưng, bài viết này đang không chỉ nói đến nỗi sợ của nhà đầu tư mà muốn nói lên rằng, việc hàng loạt cổ phiếu giảm sâu còn gây tác động lên một đối tượng khác: các ngân hàng! Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều ngân hàng trong mấy năm gần đây đã rất dễ dàng cho vay, thế chấp bằng cổ phiếu. Tức, người vay dùng cổ phiếu để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình tại ngân hàng.

Chỉ mới nói đến đây thôi thì người thông hiểu sơ sơ về tài chính cũng đã phải đặt ngay câu hỏi: Khi tài sản thế chấp là cổ phiếu thì cổ phiếu giảm giá không phanh như hiện tại, thậm chí trắng bên mua thì chẳng phải tài sản đảm bảo đó đã bớt đi đảm bảo và gây rủi ro cho ngân hàng?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hoạt động cho vay thế chấp bằng cổ phiếu diễn ra khá nhiều. Ví dụ như trường hợp điển hình là cổ phiếu BAV của Bamboo Airways đã liên tục được FLC group, ông Trịnh Văn Quyết đem đi thế chấp tại hàng loạt ngân hàng với tần suất rất nhiều lần. Mỗi khi thiếu tiền, ông Quyết lại đem cổ phiếu BAV vốn đã phát hành tăng vốn chóng vánh đến ngân hàng thế chấp để vay vốn. 

Chiêu dùng cổ phiếu để thế chấp vay vốn ngân hàng cũng được nhiều ông chủ doanh nghiệp áp dụng với số lượng lớn. Chẳng hạn như cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã rất nhiều lần được các "sếp" Hòa Phát như ông Trần Đình Long, ông Doãn Gia Cường, ông Nguyễn Mạnh Tuấn...nhiều lần đem thế chấp tại các ngân hàng như Vietcombank, BIDV... để vay vốn. Việc này đã được thực hiện nhiều lần trong nhiều năm gần đây và mỗi lần hàng triệu, chục triệu thậm chí cả trăm triệu cổ phiếu được thế chấp tại ngân hàng. Có nhiều lần, có thể do khi cổ phiếu HPG giảm sâu những năm trước thì các "sếp lớn" của HPG từng phải bổ sung thêm tài sản đảm bảo cho ngân hàng và tài sản đảm bảo bổ sung cũng vẫn là....cổ phiếu HPG.

Nhưng dù là cổ phiếu tăng hay giảm thì điều chúng tôi muốn nói ở đây là, giá cổ phiếu biến động từng ngày trên bảng điện tử xanh, đỏ. Việc các ngân hàng "bơm" lượng lớn tiền cho các cá nhân và nhận thế chấp bằng cổ phiếu trở thành vấn đề lớn khi mà, đôi khi thị trường chứng khoán có những "nốt trầm" không vui cho cả những nhà đầu tư, người thế chấp cổ phiếu để vay vốn lẫn người nhận cổ phiếu như tài sản đảm bảo. Sự đảm bảo trở nên quá mong manh khi thị trường chứng khoán không phải lúc nào cũng diễn biến theo ý muốn của các bên tham gia thị trường.

Ngô An

Bình luận

Nổi bật

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.

Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank

Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 08:19

(CL&CS) - Trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do HOSE tổ chức, VPBank chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.

VIB đóng hơn 3.102 tỷ đồng tiền thuế năm 2023

VIB đóng hơn 3.102 tỷ đồng tiền thuế năm 2023

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 07:12

(CL&CS) - Theo văn bản của Cục Thuế Doanh nghiệp lớn ngày 11/11/2024, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) đã hoàn tất nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước 8,5 tỷ đồng tiền thuế cho các năm 2022 và 2023, nâng tổng tiền thuế đã nộp cho năm 2023 lên 3.102 tỷ đồng.