Hàng không chưa cất cánh, Vietravel đã gặp khó khăn

(NTD) - Phát hành trái phiếu trị giá 700 tỷ đồng để lập hãng hàng không Vietravel Airlines trong bối cảnh thị trường hàng không cạnh tranh gay gắt đã khiến cổ phiếu Vietravel giảm giá không phanh. Dịch Covid-19 khiến nhu cầu du lịch giảm mạnh làm tình hình tài chính của Vietravel đã yếu lại càng yếu hơn.

1

Ban lãnh đạo Vietravel Airlines từ trái qua: Ông Nguyễn Quang Sơn, ông Nguyễn Quốc Kỳ, ông Livio Arizzi, ông Vũ Đức Biên và ông Nguyễn Anh Vũ. (Ảnh: Vietravel).

Cổ phiếu giảm 50%

Tiền thân của CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải (Vietravel) là Trung tâm Tracodi Tour thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển Giao thông Vận tải (Tradico) được thành lập năm 1992. Năm 1995, trung tâm chính thức phát triển thành doanh nghiệp độc lập với tên gọi là Công ty Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải (Vietravel), trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Năm 2014, đơn vị này cổ phần hóa và không còn vốn của Nhà nước. Hiện nay, cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch và Lữ hành quốc tế Sài Gòn (SG Travel) sở hữu 16,22% và ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vietravel sở hữu 9,07%. Trong đó, SG Travel là công ty của gia đình ông Nguyễn Quốc Kỳ.

Hoạt động chính của công ty là: Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; xuất khẩu lao động; tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại; tổ chức dạy nghề. Trong đó, dịch vụ du lịch lữ hành là hoạt động cốt lõi của Vietravel khi chiếm 85% tổng doanh thu.

Vietravel đưa 12.641.633 cổ phiếu với mã VTR lên sàn UPCoM với phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 27/9/2019. Cổ phiếu VTR đã tăng trần ấn tượng sau khi lên sàn chứng khoán nhưng không lâu sau đó, giảm một mạch từ 85.100 đồng về vùng 40.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay, tương đương mức giảm 53%. Đà giảm giá này khiến không ít nhà đầu tư ngậm ngùi khi đánh cược vào cổ phiếu của doanh nghiệp lữ hành số một Việt Nam.

2

Công ty lữ hành Thomas Cook với 178 năm tuổi phải tuyên bố phá sản là hồi cảnh báo cho tham vọng bay của Vietravel. (Ảnh: Reuters).

Năm 2020 kém sáng

Trong những tháng đầu năm nay, dịch Covid-19 đã lan ra toàn cầu, ảnh hưởng mạnh đến các ngành hàng không, ăn uống, lữ hành, lưu trú...

Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến lĩnh vực du lịch làm khách quốc tế đến nước ta trong tháng 2/2020 giảm mạnh so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt khách đến từ một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc giảm sâu do lo ngại lây lan của dịch bệnh.

Du khách quốc tế đến nước ta trong tháng Hai (21/1-20/2) ước tính đạt 1.242.700 lượt người, giảm 37,7% so với tháng trước và giảm 21,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ châu Á, châu Mỹ, châu Úc đều sụt giảm.

Khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, du khách sẽ tăng trở lại nhưng những thiệt hại trong khoảng thời gian dịch bệnh khiến các doanh nghiệp có tài chính yếu khó xoay trở, thậm chí dẫn đến giải thể, phá sản.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2019, doanh thu thuần của Vietravel đạt 7.262 tỷ đồng, chỉ tăng 0,3% so với năm 2018. Trong đó, dịch vụ du lịch lữ hành lại tăng 10,8% thấp hơn con số chung của cả nước là 12,1%. Tuy vậy, với doanh số 6.169 tỷ đồng, Vietravel đã khẳng định vị trí đứng trong top đầu những doanh nghiệp lữ hành khi chiếm 13,4% doanh số của cả nước.

Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng vọt khiến lợi nhuận của công ty giảm 28% còn 40 tỷ đồng.

Điều nhà đầu tư lo ngại nhất ở Vietravel là chi phí tài chính, chủ yếu là chi phí lãi vay tăng mạnh đến 4,4 lần so với năm 2018. Tại thời điểm cuối năm 2019, công ty đang vay nợ 965 tỷ đồng, trong đó có 700 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi có thời hạn 2 năm đến ngày 16/9/2021 với lãi suất 9,25%/năm trong 15 tháng đầu và 11%/năm trong 9 tháng sau.

Vietravel phát hành trái phiếu này để thành lập Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines). Tổng Giám đốc Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ cho rằng vận chuyển là cốt lõi, mấu chốt của người làm du lịch, mỗi năm Vietravel bay 300-400 chuyến bay thuê chuyến (charter). Đó là lý do Vietravel Airlines ra đời.

Theo kế hoạch, hãng hàng không này sẽ có chuyến bay đầu tiên vào năm 2021 nhưng từ nay đến đó, công ty phải “oằn mình” trả lãi 139 tỷ đồng và con số nợ gốc 700 tỷ đồng trái phiếu. Trong khi đó, lợi nhuận của công ty chỉ dao động quanh 40-56 tỷ đồng trong những năm gần đây khiến áp lực trả nợ vay, đặc biệt là trái phiếu trong thời gian tới là rất lớn.

Chính vì vậy, Vietravel đang lên kế hoạch phát hành 2,3 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược và 852.000 cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên. Kế hoạch này được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 thông qua và chỉ chờ giấy phép của Ủy ban Chứng khoán. Nếu những đợt phát hành này thành công, Vietravel thu về 34 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động.

Tuy nhiên, nguồn bổ sung này là quá ít ỏi so với những khoản nợ đến hạn phải trả trong năm tới của công ty khiến tình hình tài chính của Vietravel trở nên mong manh. Mới đây, công ty lữ hành 178 năm tuổi Thomas Cook ở Vương quốc Anh với hãng hàng không có gần 50 máy bay đã tuyên bố phá sản sẽ hồi chuông cảnh báo cho tham vọng bay của Vietravel.

Mô hình khai thác dự kiến của Vietravel Airlines là cung cấp bay thuê chuyến (charter) phục vụ du lịch. Hiện nay, chưa có hãng hàng không nào của Việt Nam cung cấp dịch vụ này.

Dự án của Vietravel Airlines sẽ có 3 chiếc Airbus A320, A321, Boeing B737 hoặc tương đương trong năm đầu tiên và tăng lên 8 máy bay trong năm thứ 5.

Vietravel Airlines ước tính trong 5 năm đầu khai thác sẽ tạo ra giá trị gia tăng trong nước khoảng 3.650 tỷ đồng, cung cấp việc làm cho 595 người.

Như Nguyễn

 

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

Thị trường bất động sản vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:20

Dù đã bước sang quý II, nhưng thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có sự chuyển biến rõ nét khi thanh khoản kém tích cực, nguồn cung vẫn hạn chế… Và kỳ vọng của doanh nghiệp bất động sản là vẫn chờ những chính sách mới có hiệu lực.

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

[Longform] Đi tìm phân khúc bất động sản tiềm năng trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều cơ hội. Nếu nhìn vào thực tế đang diễn ra, đây hoàn toàn là điều dễ hiểu khi thị trường mới chỉ chớm có sự phục hồi sau thời gian dài trầm lắng. Tuy nhiên, để tìm ra phân khúc tiềm năng cũng như thời điểm thích hợp để “xuống tiền” thì lại cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá.

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

Báo cáo của Savills World Research vừa công bố vào tháng 2/2024 cho biết, xu hướng gia tăng về nhu cầu thuê đối với loại hình nhà ở là căn hộ dịch vụ đồng thời được ghi nhận tại Hà Nội và TP.HCM.