Hà Nội sắp khởi công cây cầu biểu tượng tứ rồng 20.000 tỷ, chuyên gia Mỹ tư vấn thiết kế nối 2 quận 2 bờ sông
Cây cầu được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng mới của Hà Nội, góp phần làm giảm ách tắc giao thông cho các tuyến từ nội thành lên các tỉnh phía Bắc.
Dự án xây dựng cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025. Sở GTVT được UBND TP. Hà Nội giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP), tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 20.000 tỷ đồng. Dự án sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2024.
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, dự án xây dựng cầu Tứ Liên và đường từ cầu này đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên có tổng chiều dài là khoảng 11,5km, từ nút giao Nghi Tam đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên). Trong đó, riêng cầu Tứ Liên dài 2,9km, cầu chính dài 1km, được thiết kế với quy mô mặt cắt ngang gồm có 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ, để đảm bảo về khả năng phục vụ giao thông hiệu quả và an toàn.
Đây là cây cầu thứ 7 nối trung tâm thành phố và các quận, huyện bên kia sông Hồng, cũng là cầu dây văng thứ 2 sau Nhật Tân được xây dựng tại Hà Nội. Công trình nằm giữa cầu Nhật Tân và Long Biên, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh.
Cầu Tứ Liên được các chuyên gia từ Mỹ tư vấn thiết kế. Theo đó, thiết kế của cây cầu này sẽ mang đậm nét văn hóa và lịch sử của Hà Nội, với hình ảnh 4 con rồng bay lên trời cao, kết hợp cùng với hệ thống dây văng như các tia nước bám lên trên thân rồng, từ đó tạo nên hình ảnh độc đáo và ấn tượng.
Cầu Tứ Liên thiết kế xây dựng theo kết cấu dây văng, kết hợp văng xoắn, tạo ra các nhịp lớn với hệ khung thép nhẹ, hai hệ trụ cầu chính được tạo hình. Với thiết kế này, cây cầu được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng mới của Hà Nội.
Dự án hoàn thành sẽ phục vụ trực tiếp cho việc phát triển đô thị Hà Nội lên phía Bắc, giãn mật độ dân cư khu vực trung tâm, góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố. Đồng thời cây cầu mới cũng sẽ góp phần đảm bảo các yêu cầu về giao thông vận tải phục vụ cho công tác xây dựng và phát triển chuỗi các khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Sài Đồng... tạo điều kiện phát triển văn hóa và du lịch, kết nối trung tâm Hà Nội với các khu du lịch phía Bắc như Cổ Loa, Tam Đảo, Ba Bể.
Ngọc Trà
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.