Thứ năm, 26/05/2022, 14:46 PM

Hà Nội nỗ lực giải quyết việc làm cho người lao động

(CL&CS)- Thời gian qua, các cơ quan, ban ngành chức năng, các địa phương của thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ, làm tốt công tác nghiên cứu, dự báo và đánh giá về tình hình thị trường lao động hiện tại cũng như xu hướng phát triển và tác động trong thời gian tới, xu hướng dịch chuyển ngành nghề sau dịch, nhằm tìm ra những chính sách mới phù hợp để giải quyết việc làm cho người lao động.

4 tháng giải quyết việc làm cho trên 74 ngàn lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2022, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 74.200 lao động, đạt 46,4% kế hoạch năm, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2021 và ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho hơn 15.500 người với kinh phí hỗ trợ 430,5 tỷ đồng.

Tháng 4/2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức thành công 23 phiên giao dịch việc làm với 746 đơn vị, doanh nghiệp tham gia có tổng số nhu cầu tuyển dụng là 11.900 chỉ tiêu; đã có 4.800 người được phỏng vấn, 1.700 người được tuyển dụng sau khi kết thúc phiên giao dịch việc làm. Cũng trong tháng 4/2022, Thành phố đã ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 6.378 người với số tiền hỗ trợ hơn 167,5 tỷ đồng, tư vấn giới thiệu việc làm cho 5.764 người; hỗ trợ học nghề cho 236 người với số tiền 1,1 tỷ đồng.

Phỏng vấn tuyển dụng việc làm tại phiên giao dịch việc làm huyện Mê Linh năm 2022.

Phỏng vấn tuyển dụng việc làm tại phiên giao dịch việc làm huyện Mê Linh năm 2022.

Đặc biệt, những tháng đầu năm 2022, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn trong điều kiện bình thường mới. Nhờ đó, riêng trong tháng 4/2022 vừa qua đã có hơn 24.100 lao động được giải quyết việc làm, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021. Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay với tổng số tiền 424,7 tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho 9.500 lao động.Có được những kết quả lạc quan về giải quyết việc làm như trên, theo Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Hông Dân, là do kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trong những tháng đầu năm 2022 đã có những tín hiệu khởi sắc, thể hiện sức bật của các ngành kinh tế trọng yếu đang dần phục hồi sau một năm 2021 khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch bệnh Covid-19.

Công tác hỗ trợ, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cũng như tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, trở thành một giải pháp quan trọng thúc đẩy phục hồi thị trường lao động. Công tác đào tạo, hỗ trợ học nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động thất nghiệp bắt đầu được triển khai trở lại sau nhiều tháng phải tạm dừng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Thông tin về công tác giải quyết việc làm cho người lao động, ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho hay: "Thị trường lao động trong tháng 4 có nhiều thuận lợi khi các hoạt động du lịch đang dần trở lại bình thường. Với chiến lược thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả, nền kinh tế hiện tại đang có nhiều tín hiệu khởi sắc, kéo theo các hoạt động của thị trường lao động sẽ nhộn nhịp trở lại".

Đảm bảo mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động

Để đảm bảo được các mục tiêu về giải quyết việc làm cho người lao động, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân cho biết, Sở đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của Thành phố, cũng như các cơ quan của địa phương đồng thời chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện nghiên cứu, dự báo và đánh giá về tình hình thị trường lao động hiện tại cũng như xu hướng phát triển và tác động trong thời gian tới, xu hướng dịch chuyển ngành nghề sau dịch, qua đó, nhằm tìm ra những chính sách mới phù hợp để bảo đảm việc làm cho người lao động.

Đồng thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cũng định hướng, cải thiện chất lượng nguồn lao động của thành phố, hỗ trợ người lao động học nghề, mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát cũng như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết việc làm.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo hoàn thiện mạng lưới thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động từ thành phố tới địa phương thông qua việc tổ chức đồng bộ hoạt động của hệ thống sàn giao dịch việc làm Hà Nội, các sàn/điểm giao dịch việc làm vệ tinh. Đặc biệt, Sở chú trọng cung cấp thông tin thị trường lao động tại các phiên giao dịch việc làm chuyên đề, lưu động tại các quận, huyện nhằm đưa thông tin về nhu cầu lao động đến trực tiếp với từng đối tượng cụ thể. Từ những hoạt động đó để người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, đồng thời giúp các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng được lao động./.

Theo laodongthudo.vn

Bình luận

Nổi bật

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:03

(CL&CS) - Các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, cơ quan, địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch năm 2024, khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn mới được bổ sung.

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.