Chủ nhật, 28/11/2021, 13:26 PM

Chú trọng doanh nghiệp lớn, tăng cường chính sách an ninh việc làm

(CL&CS) - Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được kỳ vọng vừa giải quyết các vấn đề trước mắt, vừa tính tới các vấn đề lâu dài và sát hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế.

Quá trình phục hồi sẽ mất nhiều thời gian

Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hoàn thiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội báo cáo Chính phủ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 30/11/2021.

Phía cộng đồng doanh nghiệp đang mang kỳ vọng lớn về  một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế sẽ sớm được triển khai.

Các cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng được ổn định và có thời hạn phù hợp. Bởi lẽ cộng đồng doanh nghiệp đã xác định trước tình huống xấu là dịch bệnh trên thế giới có thể sẽ còn kéo dài tới năm thứ 3.

“Thách thức sẽ còn tiếp diễn, không loại trừ khả năng có sự gián đoạn sản xuất do đứt gẫy chuỗi cung ứng trong phạm vi khu vực và toàn cầu, cộng đồng doanh nghiệp thấy rằng quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doan nghiệp trong điều kiện bình thường mới chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian”, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam chia sẻ.  

Quanh dự thảo Chương trình phục hồi này, đã có rất nhiều ý kiến từ giới chuyên gia đưa ra với kỳ vọng Chương trình này sẽ thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng kinh tế và tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình vừa giải quyết các vấn đề trước mắt, vừa tính tới các vấn đề lâu dài, gắn kết chặt chẽ, hiệu quả với việc đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược.

Để đạt được kỳ vọng đó, các chính sách, giải pháp được đưa ra trong chương trình này cần được rút kinh nghiệm từ những giải pháp, chính sách đã được thực hiện trong năm 2020 và 2021.

Nhìn lại những chính sách, giải pháp đã ban hành và triển khai thực hiện trong các năm 2020-2021, PGS.TS.Tô Trung Thành và nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế quốc dân chỉ ra rằng, điều hành lãi suất của NHNN chưa có tác động giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng.

Lãi suất cho vay mặc dù đã được giảm nhưng vẫn còn ở mức cao và cao hơn so với các nước trong khu vực. Lãi suất cho vay khách hàng là hộ thoát nghèo và hộ cận nghèo của NHCS gần tương đương lãi suất cho vay khách hàng của các NHTM.

Các chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế đa số được thiết kế và thực thi theo hướng bình quân hóa giữa các địa phương, ngành nghề và ít tính đến mức độ ảnh hưởng và khả năng chống chịu. Liều lượng chính sách còn hạn chế.

Thủ tục để nhận hỗ trợ chính sách còn rườm rà, các văn bản hướng dẫn còn tương đối rắc rối, thiếu tính khả thi chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận của người dân và doanh nghiệp. 

 Điều kiện của chính sách hỗ trợ an sinh xã hội và nguồn lao động phức tạp nên nhiều người, nhiều hộ kinh doanh không đáp ứng đủ để nhận được hỗ trợ. Các mức hỗ trợ của cả hai gói theo Nghị quyết 42/2020 và Nghị quyết 68/2021 đều thấp và không đáp ứng mức sống tối thiểu.

Ưu tiên doanh nghiệp để phục hồi ngay trong đại dịch

Nhấn mạnh chiến lược mới của Chính phủ là “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, PGS.TS.Tô Trung Thành kiến nghị các chính sách giải pháp tới đây cần ưu tiên đến khu vực doanh nghiệp, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong đại dịch.

Đặc biệt là những doanh nghiệp có ảnh hưởng lan tỏa lớn đến các doanh nghiệp, các khu vực khác của nền kinh tế và các doanh nghiệp hạt nhân của các chuỗi cung ứng. Điều này cũng tạo điều kiện để tạo cầu lao động, hỗ trợ an sinh xã hội (thông qua doanh nghiệp), đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động.

Chính phủ cần có phương án hỗ trợ người lao động quay lại nơi làm việc

Chính phủ cần có phương án hỗ trợ người lao động quay lại nơi làm việc

Trong chính sách tài khóa cần khẩn trương có chính sách hỗ trợ người lao động di cư phải thuê nhà nhằm tránh tình trạng đứt gãy nguồn cung lao động khi trở lại trạng thái bình thường mới.  

Trong giai đoạn phục hồi, các chính sách hỗ trợ cần chọn lọc hơn, tập trung hơn vào các doanh nghiệp quy mô lớn, có ảnh hưởng lan tỏa quan trọng đến các khu vực khác trong nền kinh tế. Tránh tình trạng đổ vỡ dây chuyền trong nền kinh tế.  

Cần gia tăng liều lượng, thời gian hỗ trợ đối với các gói chính sách hiện tại về chậm nộp, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, tiền điện, bảo hiểm xã hội v.v.

Bên cạnh đó là cần có các chính sách nhằm bình ổn giá nguyên liệu đầu vào sản xuất, chi phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa.

PGS.TS.Tô Trung Thành cũng lưu ý về sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và các chính sách tiền tệ nhằm đàm bảo dòng tiền, khả năng thanh khoản của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, đầu tầu.

Khuyến nghị về an sinh xã hội và nguồn lao động, PGS.TS.Tô Trung Thành cho rằng các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động đã được mở rộng và rất cần thiết. Tuy nhiên, nên cân nhắc giảm hoặc miễn đóng hơn là tạm dừng hoặc đóng chậm vì việc phục hồi sản xuất cần có thời gian trong khi gánh nặng đóng vẫn như cũ nếu chỉ tạm dừng hoặc đóng chậm.

Đồng thời nên  tăng cường chính sách an ninh việc làm, trong đó cung cấp động lực cho người sử dụng lao động để giữ chân người lao động ngay cả khi doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm hoạt động.   

Kiến nghị tiếp theo là Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội ban hành cơ chế mới cho phép người lao động trực tiếp đăng ký các khóa đào tạo, đào tạo lại để nâng cao kỹ năng trình độ sử dụng nguồn kinh phí bảo hiểm thất nghiệp mà không cần qua doanh nghiệp.   

Chính phủ cần chuẩn bị các phương án hỗ trợ người lao động quay lại nơi làm việc, bao gồm không chỉ nỗ lực kết nối cung - cầu lao động, mà còn là việc kiến tạo các động lực về cơ hội, hỗ trợ tài chính hoặc ít nhất là hỗ trợ chi phí di chuyển, ổn định cuộc sống tại các địa bàn có nhu cầu lao động lớn, cũng như một số các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn về biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp, giúp tạo tâm lý yên tâm quay trở lại làm việc cho người lao động. 

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Tri Nhân

Bình luận

Nổi bật

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:03

(CL&CS) - Các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, cơ quan, địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch năm 2024, khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn mới được bổ sung.

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, giúp tăng nguồn cung, giảm áp lực tăng giá

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, giúp tăng nguồn cung, giảm áp lực tăng giá

sự kiện🞄Thứ sáu, 08/11/2024, 08:11

(CL&CS) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 511/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.