Thứ năm, 25/04/2024, 09:18 AM

Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp: Vì một Việt Nam xanh

(CL&CS) - Nông nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn quốc. Vì thế, giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực này trở thành vấn đề quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng, đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao thu nhập cho chính người nông dân.

Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao và an ninh toàn cầu. Tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Việt Nam và gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0" vào năm 2050; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010; cùng 141 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất...

Tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống Lương thực, thực phẩm bền vững (24/4/2023), Việt Nam cũng đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch-trách nhiệm-bền vững, đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực quốc gia và đóng góp vào an ninh lương thực thế giới. Do đó, giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa vào thời điểm này càng trở nên cần thiết.

Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong đó, đối với ngành trồng trọt, canh tác lúa, những tác động rõ thấy là diện tích đất canh tác suy giảm, tình trạng hạn hán và sâu bệnh, vấn nạn xâm nhập mặn,… gây áp lực lớn đến năng suất cây trồng, sinh kế của người nông dân và cơ hội thương mại nông sản. Ở một khía cạnh khác, nông nghiệp chỉ xếp sau ngành năng lượng và giao thông vận tải về lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường, góp phần gia tăng tốc độ biến đổi khí hậu.

Giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp Việt Nam.

Giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp Việt Nam.

Nông nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) toàn quốc. Phát thải KNK trong nông nghiệp tập trung chủ yếu trong 3 lĩnh vực chính: trồng lúa nước phát thải 49,7 triệu tấn CO2 quy đổi (CO2e), chiếm 50%; chăn nuôi phát thải 18,5 triệu tấn CO2e, chiếm 19%; quản lý đất và sử dụng phân bón phát thải 13,2 triệu tấn CO2e, chiếm 13%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1693/KH-BNN-KHCN phê duyệt Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (bao gồm kế hoạch giảm phát thải khí mê-tan) ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Đến năm 2025, đảm bảo tổng lượng giảm phát thải KNK là 53,57 triệu tấn CO2tđ (không bao gồm lượng giảm phát thải KNK từ sử dụng năng lượng trong sản xuất), trong đó, lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) giảm tối thiểu là 14,26 triệu tấn CO2tđ, lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất giảm tối thiểu là 39,31 triệu tấn CO2tđ; tổng lượng phát thải mê-tan không vượt quá 59 triệu tấn CO2tđ.

Đến năm 2030, đảm bảo tổng lượng giảm phát thải KNK là 121,9 triệu tấn CO2tđ (không bao gồm lượng giảm phát thải KNK từ sử dụng năng lượng trong sản xuất), trong đó, lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) giảm tối thiểu là 42,85 triệu tấn CO2tđ, lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất giảm tối thiểu là 79,1 triệu tấn CO2tđ; tổng lượng phát thải mê-tan không vượt quá 45,9 triệu tấn CO2tđ, giảm 30% so với mức phát thải năm 2020.

Đối với lĩnh vực trồng trọt: Mở rộng việc áp dụng công nghệ tưới khô ướt xen kẽ (AWD) và canh tác lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng (3G3T), 1 phải 5 giảm (1P5G) và rút nước giữa vụ trong canh tác lúa nước phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp. Ưu tiên triển khai ở những vùng có hệ thống thủy lợi thuận lợi. Thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang lúa-thủy sản (lúa cá, lúa tôm,) và sang cây trồng cạn nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương,…

Đầu tư nâng cấp hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng kỹ thuật tưới tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, khép kín cho các khu vực sản xuất lúa tập trung, phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và giảm phát thải KNK, khí mê-tan. Ưu tiên triển khai ở những vùng có hạ tầng thủy lợi trung bình, kém. Thay thế phân đạm urê bằng phân bón chậm tan, phân bón tan có điều khiển, phân bón phức hợp chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm phát KNK.

Các biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK lĩnh vực chăn nuôi: Cải thiện khẩu phần thức ăn cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt Cải thiện chất lượng khẩu phần ăn cho trâu và dê: sử dụng các chế phẩm Zeolite trong khẩu phần ăn của trâu và dê (quy mô nông hộ và trang trại). Cải tiến công nghệ tái sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ: ứng dụng công nghệ vi sinh trong ủ phân, công nghệ tách phân và nước tiểu trong chăn nuôi lợn để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi và sản xuất phân bón hữu cơ.

Các biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất: Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có ở vùng đồi núi.  Phục hồi (trồng mới) rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Nâng cao năng suất và trữ lượng carbon của rừng trồng gỗ lớn. Nhân rộng các mô hình nông lâm kết hợp để nâng cao trữ lượng carbon và bảo tồn đất.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Đề xuất tiêu chuẩn dán nhãn cho các sản phẩm thực phẩm bổ sung có kích cỡ lớn

Đề xuất tiêu chuẩn dán nhãn cho các sản phẩm thực phẩm bổ sung có kích cỡ lớn

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 10:29

(CL&CS) - Cục Quản lý Dược phẩm và Thiết bị y tế Úc (TGA) đang đề xuất một tiêu chuẩn dán nhãn cho các sản phẩm thực phẩm bổ sung có kích thước lớn, nhằm cung cấp các thông tin chi tiết và tránh nguy cơ mắc nghẹn cho người tiêu dùng.

TCVN 13979:2024 thức ăn hỗn hợp cho cá chim vây vàng

TCVN 13979:2024 thức ăn hỗn hợp cho cá chim vây vàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 10:29

(CL&CS) - Thức ăn hỗn hợp của cá chim vây vàng nên đáp ứng các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu lý hóa theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13979:2024 sẽ đảm bảo chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao.

Tiêu chuẩn ISO 13485 đưa ra yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng cho ngành thiết bị y tế

Tiêu chuẩn ISO 13485 đưa ra yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng cho ngành thiết bị y tế

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 15:49

(CL&CS) - ISO 13485 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng cho ngành thiết bị y tế, trong đó tổ chức, doanh nghiệp cần thể hiện khả năng cung cấp thiết bị, dụng cụ y tế và dịch vụ liên quan đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các quy định của luật pháp.