Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 13/09/2020, 08:45 AM

Gelex chi hơn 2.043 tỷ đồng thâu tóm Viglacera

(CL&CS) - Gelex dự chi 2.043 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu VGC của Vigalecra nhằm tăng sở hữu lên 46,15%.

Viglacera
Khả năng Gelex mua luôn cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước tại Viglacera khi Bộ Xây dựng thoái vốn trong thời gian tới là rất lớn.

Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) vừa thông báo tăng giá chào mua công khai 95 triệu cổ phiếu VGC của Tổng công ty Vigalecra - CTCP từ 17.700 đồng/cổ phiếu lên 21.500 đồng/cổ phiếu, tức tăng 21,5%. Để thực hiện giao dịch này, Gelex cần chi 2.043 tỷ đồng.

Mức giá này tương đương với giá cổ phiếu VGC đang giao dịch trên thị trường. Đóng cửa ngày 11/9, VGC đạt 21.700 đồng/cổ phiếu. Từ đầu năm đến nay, VGC đã tăng 24% còn nếu tính từ đáy của tháng 3/2020, cổ phiếu này đã tăng 74% mặc dù từ đầu đầu năm đến nay, VN-Index giảm 7,5%.

Cuối tháng 8, Gelex đã thực hiện chào mua công khai 95 triệu cổ phiếu VGC, tương đương 21,19% tổng số lượng cổ phiếu lưu hành của Viglacera. Thời gian giao dịch từ 26/8 - 25/9/2020. CTCP Chứng khoán IB được chỉ định thực hiện chào mua công khai.

Trước khi thực hiện giao dịch chào mua công khai, nhóm Gelex là cổ đông lớn Viglacera khi sở hữu 24,96% cổ phần (111.927.600 cổ phiếu VGC) bên cạnh Bộ Xây dựng sở hữu 38,58%. Nhóm Gelex gồm Gelex nắm giữ 5,54% và công ty con là CTCP Thiết bị điện Gelex (Gelex sở hữu 99,998%) sở hữu 19,43% vốn điều lệ của Viglacera. Nếu giao dịch chào mua thành công, nhóm Gelex sẽ sở hữu 46,15% vốn điều lệ của Viglacera.

Ngoài việc nhóm Gelex sở hữu 24,96% vốn điều lệ Viglacera, Chủ tịch HĐQT (đã từ nhiệm) kiêm Tổng Giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn còn giữ chức Chủ tịch HĐQT Viglacera.

Tiền thân của Viglacera là Công ty Gạch ngói Sành sứ Xây dựng được thành lập từ năm 1974. Năm 1992, đổi tên thành Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng. Là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90 từ năm 1995.

Năm 2014, Viglacera thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng, vốn điều lệ lúc đó là 2.645 tỷ đồng, giao dịch trên thị trường UPCoM từ năm 2015 và niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vào 22/12/2016.

Sau nhiều lần phát hành cổ phiếu ra công chúng và cho người lao động, vốn điều lệ Viglacera tăng lên 4.483,5 tỷ đồng và tỷ lệ sở hữu của Bộ Xây dựng giảm còn 53,97%. Đến 3/2019, Bộ Xây dựng đã thoái vốn tại Viglacera về mức 38,58% như hiện nay. Viglacera chính thức niêm yết cổ phiếu VGC tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) từ 29/5/2019.

Hiện nay, thế mạnh của Viglacera là sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Viglacera đang chiếm 40% thị phần kính xây dựng sản xuất trong nước; 11% năng lực sản xuất sứ vệ sinh, sen vòi; 3% năng lực sản xuất gạch ceramic; 12% năng lực sản xuất gạch granite; 45% năng lực sản xuất gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung.

Bên cạnh đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quản lý vận hành khu công nghiệp, khu đô thị cũng là thế mạnh của Viglacera khi sở hữu quỹ đất trải dài từ Bắc chí Nam.

Viglacera được biết đến là doanh nghiệp với 20 năm kinh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp với 9 khu công nghiệp: Tiên Sơn, Yên Phong, Yên Phong mở rộng (tỉnh Bắc Ninh), Hải Yên, Đông Mai (Quảng Ninh), Phong Điền (Thừa Thiên – Huế), Tiền Hải (Thái Bình), Phú Hà (Phú Thọ), Đồng Văn IV (Hà Nam) với tổng diện tích 2.520 ha. Trong đó đã lắp đầy 717 ha, thu hút 12 tỷ USD cùng 260 doanh nghiệp thuê đất, hạ tầng khu công nghiệp với nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới như: Samsung, Canon, Orion, Sumitomo.

Đến nay, Viglacera đã và đang triển khai đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở, thương mại và nhà ở xã hội. Điển hình là khu đô thị mới Đặng Xá 1 (29,6ha), Đặng Xá 2 (39ha), khu chức năng đô thị Xuân Phương (14,5ha), tổ hợp văn phòng thương mại nhà ở Viglacera số 1 đại lộ Thăng Long (3,6ha), khu nhà ở xã hội và thương mại dịch vụ khu công nghiệp Yên Phong (19,2ha), khu nhà ở Đại Mỗ (2ha), tổ hợp thương mại, văn phòng, nhà ở ngã 6 Bắc Ninh (1,4ha), khu chức năng đô thị Tây Mỗ (8,6ha), khu nhà ở 671 Hoàng Hoa Thám (1,65ha), khu nhà ở và dịch vụ khu công nghiệp Yên Phong (51,63ha), khu dịch vụ và chung cư khu công nghiệp Tiên Sơn (24,9ha), khu dịch vụ, nhà ở công nghiệp khu công nghiệp Đồng Văn IV (15,1ha)...

Trong 6 tháng đầu năm nay, Viglacera đã thực hiện được 4.796 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 314 tỷ đồng, giảm lần lượt 0,8% và 11,4% so với cùng kỳ năm trước.

 Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.