Thứ bảy, 06/02/2021, 21:31 PM

Gần 5.800 tỷ đồng đầu tư 3 dự án điện gió tại Quảng Trị

(CL&CS) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án điện gió với tổng số vốn lên đến gần 5.800 tỷ đồng.

Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án điện gió với tổng số vốn lên đến gần 5.800 tỷ đồng.

Theo đó, dự án nhà máy điện gió Phong Nguyên có vốn đầu tư hơn 1.911 tỷ đồng, xây dựng tại hai xã Tân Thành và xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. Diện tích mặt đất dự kiến sử dụng đất chiếm dụng có thời hạn 16,46ha, đất chiếm tạm thời 9,2ha. Dự án này do CTCP Điện gió Phong Nguyên làm chủ đầu tư.

Điện gió

Nhà máy điện gió Phong Huy vốn đầu tư trên 1.913 tỷ đồng, xây dựng tại hai xã Tân Thành và Hướng Tân, huyện Hướng Hóa do CTCP Điện gió Phong Huy làm chủ đầu tư.

Dự án nhà máy điện gió Liên Lập vốn đầu tư hơn 1.973 tỷ đồng, xây dựng tại các xã Tân Liên, Tân Lập, Hướng Tân và thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. Dự án này do CTCP Điện gió Liên Lập làm chủ đầu tư, diện tích đất sử dụng 48ha và dự kiến hoàn thành phát điện vào quý 3/2021.

Cả 3 nhà máy điện gió đều có 12 tuabin gió với công suất thiết kế 48MW và có thời hạn hoạt động là 50 năm.

Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt quy hoạch 31 dự án điện gió với tổng công suất trên 1.177 MW tại tỉnh Quảng Trị. Đồng thời, có 22 dự án điện gió dự kiến phát điện thương mại trong năm 2021 và 7 dự án còn lại đang trong quá trình triển khai xây dựng.

Ngoài các dự án điện gió đã được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch, tỉnh Quảng Trị còn có hàng chục dự án điện gió khác đang trong quá trình nghiên cứu và khảo sát với tổng công suất khoảng trên 3.600 MW.

Trước đó, hồi tháng 11/2020, Bộ Công Thương cho biết đã nhận được các báo cáo của UBND 10 tỉnh, Hiệp hội điện gió thế giới, phòng thương mại Châu Âu... đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng xem xét gia hạn thời hạn áp dụng cơ chế giá điện gió cố định tại Quyết định 39 cho các dự án vào vận hành thương mại đến năm 2022- 2023 (gia hạn 1-2 năm).

Nguyên nhân do một số khó khăn, vướng mắc chủ yếu ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án điện gió. Cụ thể, ngay sau thời điểm Quyết định 39 có hiệu lực (1/11/2018), hoạt động đăng kí đầu tư và bổ sung quí hoạch đối với các dự án điện gió mới và các dự án truyền tải để tiếp nhận, giải tỏa công suất bị ngừng trệ hơn một năm do chưa có các hướng dẫn thực hiện.

Đến ngày 2/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết 110, đồng ý bổ sung 7.000 MW điện gió cùng với các dự án truyền tải đấu nối và giải tỏa công suất vào danh mục phát triển tại Qui hoạch điện VII điều chỉnh.

Theo đó, thời gian phát triển các dự án điện gió cần khoảng 2-3 năm, trong đó, thời điểm đặt hàng, mua sắm thiết bị của dự án phải sớm trước khoảng 1,5 năm trước ngày vận hành, trong khi thời hạn hiệu lực còn lại của cơ chế giá điện cố định theo qui định tại Quyết định 39 không đủ để nhà đầu tư triển khai các hoạt động, chuẩn bị và thực hiện xây dụng dự án điện gió.

Bên cạnh đó, do dịch COVID-19 kéo dài toàn cầu đã và đang tác động đến nguồn cung cấp thiết bị điện gió. Ngoài ra, các dự án điện gió trong qui hoạch phát triển tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ hầu hết là các dự án trên biển, gần bờ. Các dự án trên biển sử dụng công nghệ và giải pháp kĩ thuật, thi công khác do với turbine lắp đặt trên bờ. Vì vậy yêu cầu về thời gian chuẩn bị dự án, thi công xây dụng dài hơn (trên bờ khoảng 2 năm, trên biển gần bờ khoảng 3-3,5 năm).

Đồng thời các qui định về xác định khu vực biển, cấp giấy pháp sử dụng khu vực biển khá phúc tạp, hiện chưa có qui định về xác định diện tích khu vực biển để tính tiền sử dụng khu vực biển...dẫn đến kéo dài thời gian và gia tăng chi phí đối với cá dự án trên biển.

Do đó, Bộ Công Thương cho rằng đề xuất của UBND các tỉnh về việc kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cố định cho các dự án điện gió tại Quyết định 39 là phù hợp với tình hình hiện nay, đảm bảo kịp thời huy động phát triển nguồn điện gió để cung cấp điện cho hệ thống.

Đối với các dự án được cơ quan có thẩm quyền cho phép giãn tiến độ đầu tư và có ngày vận hành thương mại sau năm 2023, dự kiến áp dụng tỉ lệ giảm giá lũy kế theo tỉ lệ 2,5% sau mỗi quí, tính từ tháng 2/2024.

Theo Bộ Công Thương, việc kéo dài thời gian áp dụng cơ chế giá điện gió cố định sẽ tác động đối với chi phí huy động điện toàn hệ thống như giảm chi phí sản xuất của Tập đoàn Điện lực Việt nam từ 103 - 1.35 triệu USD/năm trong giai đoạn 2020-2030; phát triển thị trường thiết bị, dịch vụ và vốn đầu tư nước ngoài cũng như thay thế một phần nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch và thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường.

Do đó, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cố định cho các dự án điện gió tại Quyết định 39 đến hết năm 2023.

Đồng thời giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp các Bộ, ngành tính toán giá mua bán điện áp dụng từ tháng 11/2021 đến hết tháng 12/2023 cho các dự án điện gió và thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung các nội dung này tại Quyết định 39 theo qui định hiện hành, trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt.

Khánh Chi

Bình luận

Nổi bật

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:43

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái tuyên truyền người dân , doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái tuyên truyền người dân , doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Trong quý II năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền về hoạt động kiểm soát TTHC, nhằm nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, các cá nhân, tổ chức vào công tác cải cách TTHC.

Tăng cường bảo vệ thương hiệu chè Tân Cương

Tăng cường bảo vệ thương hiệu chè Tân Cương

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:25

(CL&CS) - Mới đây, việc Công ty TNHH Phát triển doanh nghiệp NTD phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị lấy ý kiến để chính thức thành lập Hội Chỉ dẫn địa lý Tân Cương cho thấy sự cấp thiết phải tăng cường bảo vệ thương hiệu chè Tân Cương nói riêng, chè Thái Nguyên nói chung. Điều này cũng xuất phát từ thực tế còn nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chè ngoài tỉnh Thái Nguyên vi phạm việc sử dụng chỉ dẫn địa lý Tân Cương.