FLC dùng gần 1.500 lô đất thuộc dự án Khu biệt thự tại Gia Lai để đảm bảo nghĩa vụ nợ tại ngân hàng OCB

(CL&CS) - Tập đoàn FLC dùng các bất động sản tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai để bảo đảm các nghĩa vụ tài chính tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã: OCB).

Mới đây, Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC đã phê duyệt việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của FLC để bảo đảm nghĩa vụ tài chính của FLC và công ty con là Công ty TNHH Một thành viên FLC Land phát sinh tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), đảm bảo quy định của pháp luật hiện hành.

Nghị quyết FLC thông qua việc dùng BĐS để đảm bảo nghĩa vụ tại ngân hàng OCB

Nghị quyết FLC thông qua việc dùng BĐS để đảm bảo nghĩa vụ tại ngân hàng OCB

Theo đó, tài sản đảm bảo bao gồm: Quyền tài sản là quyền khai thác, sử dụng, quản lý dự án đầu tư; quyền hưởng, nhận hoa lợi, lợi tức phát sinh, quyền nhận tiền có được liên quan/phát sinh bao gồm cả khoản tiền bồi thường/hỗ trợ từ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do giải tỏa, đền bù theo quy định Pháp luật liên quan, bồi thường/hỗ trợ từ bên thứ 3; quyền tài sản gắn liền với đất phát sinh từ 1.480 QSDĐ thuộc Dự án đầu tư khu A, khu B và khu C – Khu biệt thự nhà ở thuộc Khu phức hợp tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai cho Tập đoàn FLC làm Chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư theo Văn bản số 1838/UBND-KTTH ngày 22/8/2019; Văn bản số 66/UBND-KTTH ngày 8/1/2020 và Văn bản số 67/UBND-KTTH ngày 8/1/2020.

Nghĩa vụ đảm bảo được quy định tại các hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng mua bán trái phiếu, và hợp đồng tín dụng ký kết trong năm 2020 và 2021 giữa FLC, FLC Land và OCB.

Mục đích bảo đảm là để đổi chấp một phần và/hoặc toàn bộ các tài sản thế chấp đang đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ nêu trên và đề nghị OCB xuất trả tài sản cho Tập đoàn FLC.

Trong vài năm trở lại đây, FLC liên tục dùng tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ nợ tại OCB. Những tài sản này bao gồm tòa tháp văn phòng 42 tầng mà FLC đang sử dụng làm trụ sở chính, địa chỉ tại số 265 phố Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Ngày 9/11/2020, Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC khi đó do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch đã ban hành nghị quyết về việc sử dụng tòa tháp văn phòng 265 Cầu Giấy để gán nợ thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của Tập đoàn FLC, CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất Động sản FLCHomes (Mã: FHH), CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS), CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (Mã: AMD) và CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) tại Ngân hàng OCB. Sau khi ông Quyết bị bắt vì thao tứng thị trường chứng khoán, tòa nhà trụ sở FLC cũng đã gán nợ cho OCB.

Tòa nhà trụ sở FLC có 4 tầng hầm và 38 tầng nổi, được khai trương vào năm 2019. Trong đó, các tầng nổi từ 1 đến 5 là khu trung tâm thương mại, tầng 6 là khu kỹ thuật, các tầng từ 7 đến 37 là khu văn phòng. Thống kê bên dưới cho thấy tổng diện tích các sàn của tòa nhà này là hơn 101.000 m2.

Tài sản gán nợ của FLC tại tòa nhà trụ sở

Tài sản gán nợ của FLC tại tòa nhà trụ sở

Trước đó vào ngày 21/9/2020, HĐQT Tập đoàn FLC đã thông qua việc sử dụng tài sản tại số 265 Cầu Giấy để bảo đảm cho nghĩa vụ tài chính của Bamboo Airways tại Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Thăng Long.

Cụ thể, tài sản bảo đảm là sàn thương phẩm kinh doanh hình thành trong tương lai của ba tầng hầm, 6 tầng trung tâm thương mại (từ tầng 1 đến 6), Khu tháp văn phòng (từ tầng 7 đến 17 và từ tầng 21 đến 38) theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác tại địa chỉ 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Riêng FLCHomes, công ty này gán nợ cho OCB các quyền sử dụng thửa đất Khu 2, Khu 3A + 3B + 3C tại địa chỉ số 265 Cầu Giấy. Khu 2 có diện tích 1.160 m2 để xây dựng tháp văn phòng cao 38 tầng nổi và 4 tầng hầm. Khu 3A + 3B + 3C có diện tích 2.297 m2 để xây khu thương mại cao 5 tầng. Thời hạn sử dụng của các thửa đất đều là 50 năm kể từ ngày 3/1/2012.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.