Dùng CEO “tuổi trẻ tài cao” cả thập niên không chịu thay: PGBank chờ bị MB thâu tóm

(NTD) - Giữ chức vụ Tổng giám đốc PGBank trong hơn 1 thập kỷ qua nhưng ông Nguyễn Quang Định chỉ mang về những con số lợi nhuận bết bát. Thế nhưng, PGBank không hề có ý định đổi mới “chiếc ghế nóng” và đến bây giờ ngân hàng đang chờ bị MB thâu tóm.

 CEO “tuổi trẻ tài cao”

Ngân hàng là ngành khốc liệt hơn bất cứ ngành nào trên thị trường. Những chiếc ghế nóng vì thế cũng nóng hơn rất nhiều. Thế nhưng, ngành ngân hàng đã chứng kiến rất nhiều vị tướng trẻ tuổi. Họ ngồi vào vị trí cao nhất khi tuổi đời mới hơn 30.

Ông Nguyễn Văn Thắng (VietinBank) được xác định là Chủ tịch trẻ nhất trong hệ thống ngân hàng quốc doanh. Ông Trần Hùng Huy (ACB) được nhắc đến là chủ tịch trẻ nhất khối ngân hàng thương mại cổ phần. Qua nhiều sóng gió, cả 2 vị “tướng” này ít nhiều đã chứng minh năng lực của mình khi VietinBank và ACB đều có những bước đi đáng kể.

Trong khi đó, vị CEO trẻ nhất Nguyễn Quang Định của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) lại cho thấy điều ngược lại dù ông đã có hơn 10 năm thử thách tại vị trí này.

Năm 2005, ông Nguyễn Quang Định gia nhập PGBank. Chỉ vài tháng sau đó, ông đã được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng giám đốc PGBank. Khi đó, ông mới 32 tuổi. Nhờ vậy, ông trở thành vị CEO trẻ nhất ngành ngân hàng.

PGBank có lý do khi đặt niềm tin vào ông Định. Theo PGBank, ông Định sau khi tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế trường Đại học Tài chính Kế toán và hoàn thành chương trình Quản trị Kinh doanh của Henley Management College (Anh quốc), ông Định làm việc trong lĩnh vực tài chính kế toán.

pgbank

Kết quả kinh doanh của PGBank dưới thời ông Nguyễn Quang Định không mấy sáng sủa. Điều này đã làm cho cổ đông của ngân hàng rất không vui.

Trong phần giới thiệu về ông Định, PGBank viết: “Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng đưa ngân hàng vượt qua những giai đoạn khó khăn và đạt được những bước phát triển vượt bậc. Với những thành tích xuất sắc đạt được trong quá trình công tác, ông đã nhận được bằng khen của Bộ Công thương và UBND Thành phố Hà Nội”.

PGBank đi lùi

Ông Nguyễn Quang Định trở thành CEO PGBank khi ngân hàng này bắt đầu chuyển đổi mô hình với sự góp mặt của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Ở thời điểm đó, PGBank được đặt nhiều kỳ vọng. Và ông Định được tin là sẽ hiện thực hóa những ước mơ của cổ đông. Thế nhưng, các số liệu tài chính không khiến cổ đông hài lòng.

PGBank không công bố báo cáo tài chính của tất cả các năm kể từ khi chuyển đổi sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên, báo tài chính từ năm 2012 tới nay cho thấy ngân hàng hoạt động khá bết bát.

Trong giai đoạn 2012-2015, cổ đông phải chứng kiến doanh thu của PGBank giảm dần đều. Doanh thu giảm nhưng PGBank co kéo bằng cách giảm chi phí nên ngân hàng vẫn có được đà tăng trưởng dương về lợi nhuận.

Năm 2014, hoạt động PGBank có khởi sắc nhưng lại đi lùi trong năm 2015. Tới 2016, lợi nhuận của PGBank tăng tới 3 lần lên 123 tỷ đồng dù thu nhập từ lãi tăng rất nhẹ. Tiết giảm chi phí tiếp tục là “chìa khóa” của PGBank.

Trong năm 2017, khi cả thị trường ngân hàng hồ hởi báo lãi khủng. Có đơn vị công bố lợi nhuận tăng gấp nhiều lần so với năm 2016 thì PGBank lại ngậm ngùi với những con số khiêm tốn.

Tới nay, PGBank mới công bố báo cáo tài chính quý 3/2017. Theo đó, lợi nhuận sau thuế trong kỳ chỉ đạt 54 tỷ đồng, giảm 55 tỷ đồng, tương ứng 50,5% so với cùng kỳ năm 2016. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự cũng giảm rất sâu từ 1.386 tỷ đồng xuống 471 tỷ đồng.

Chờ bị MB thâu tóm

Không rõ do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà PGBank có tình hình kinh doanh bết bát đến như vậy. Nhưng có thể thấy, ngân hàng này vẫn duy trì lãnh đạo cấp cao trong hơn 1 thập kỷ dù các chỉ tiêu kinh doanh có xu hướng đi lùi là chủ yếu.

Tới cuối quý 3/2017, ông Nguyễn Quang Định vẫn được xác định là CEO của ngân hàng này. Chủ tịch Hội đồng quản trị vẫn là ông Bùi Ngọc Bảo.

PGBank bết bát trong hơn thập niên nên chuyện PGBank bị sáp nhập là điều đã được nhắc đến. Năm 2015, số phận PGBank gần như đã được định đoạt khi PGBank và Vietinbank thậm chí đã tổ chức lễ ký kết sáp nhập. Tuy nhiên, đã 3 năm kể từ ngày ký kết, việc sáp nhập vẫn không diễn ra.

Tới cuối năm 2017, thị trường rộ lên tin đồn PGBank sẽ sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Thế nhưng, Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng phủ nhận tin đồn này.

Tuy nhiên, trong ĐHCĐ của MB diễn ra sáng 29/3/2018, trả lời chất vấn của cổ đông, Tổng Giám đốc Lưu Trung Thái cho biết về sáp nhập, MB có nghiên cứu một số ngân hàng, trong đó quả thực có PGBank. Tuy nhiên, hiện tại chưa có một thỏa thuận cuối cùng nào và vẫn đang trong quá trình tìm hiểu, đàm phán, đánh giá.

Tùng Lâm

Bình luận

Nổi bật

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu tích cực khi làn sóng môi giới, doanh nghiệp thành lập mới đều tăng rõ rệt trong thời gian gần đây. Đây được coi là những tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang trên con đường sôi động trở lại.

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

Mặc dù Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở từ cuối năm ngoái và sẽ có hiệu lực vào 1/1/2025, tuy nhiên Chính phủ đang đề xuất đưa hai luật này vào thực tế từ 1/7 tới, nghĩa là sớm hơn 6 tháng.

Không còn tâm lý chờ đợi, nhà đầu tư bất động sản đã sẵn sàng “xuống tiền”?

Không còn tâm lý chờ đợi, nhà đầu tư bất động sản đã sẵn sàng “xuống tiền”?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:13

Hiện tại, nhà đầu tư đã thể hiện tâm lý tích cực hơn, sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm nay mà không còn tâm lý chờ thị trường “tạo đáy” như trước kia.