Thứ ba, 04/02/2020, 11:49 AM

Đưa Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở quận 5, TP.HCM vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(NTD) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định về việc đưa Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở quận 5, TP.HCM vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở quận 5, TP.HCM là một lễ hội thường niên vào mỗi dịp rằm tháng Giêng. Lễ hội thu hút sự tham gia của hàng ngàn người.

 Vào dịp Tết Nguyên tiêu, người Hoa thường đi chùa, miếu để cầu bình an và tài lộc cho năm mới. Tết Nguyên tiêu được tổ chức chủ yếu tại các Hội quán - nơi thờ tự của cộng đồng. Các nhân vật được thờ tại các Hội quán như: Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thánh, Ông Bổn (Phước Đức Chính Thần), Kim Long (các vị thần thuộc tín ngưỡng Tam Nguyên - Tam Quan), các vị thần người Hoa…

Lễ hội được tổ chức từ mùng 10 đến hết tháng Giêng nhưng đến rằm tháng Giêng mới diễn ra lễ hội chính với phần lễ, hội đặc sắc và phong phú tại các Hội quán, gia đình như: Các nghi thức lễ, diễu hành, trình diễn ca kịch cổ truyền, múa lân sư rồng, đố chữ, thư pháp, trình diễn âm nhạc (Đại la cổ Triều Châu, Nhạc lễ Phúc Kiến)… Các hoạt động cúng lễ cũng được các gia đình người Hoa tổ chức tại gia đình. Các vật phẩm trong lễ cúng tế được cộng đồng, gia đình chuẩn bị công phu theo cách truyền thống.

Lễ hội Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở quận 5 thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tham gia.

1
Nghề làm trống của người Dao Đỏ (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai). Ảnh: VGP

 Bên cạnh lễ hội “Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở quận 5, TP.HCM”, còn có 10 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận: Lễ hội làng Chử Xá (xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội); Lễ hội Gầu tào của người Mông (huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu);  Lễ hội Chùa Đại Bi (thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định); Lễ cấp sắc (Tủ cải) của người Dao Quần chẹt (xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên); Lễ hội Đền (Chùa Linh Quang, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định); Nghề làm trống của người Dao Đỏ (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai); Lễ Cấp sắc của người Dao Tiền (xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ); Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục của người Mông Hoa (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La); Nghi lễ Gội đầu (Lúng ta) của người Thái Trắng (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La); Lễ hội Lăng Ông Trà Ôn (xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).

 Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận lần này thuộc 4 loại hình: Nghề thủ công truyền thống, Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Tri thức dân gian. 

Lê Trung 

Bình luận

Nổi bật

Sao Việt chọn thuê xe cưới của Green Future: Trào lưu “sống xanh cưới xanh” lên ngôi

Sao Việt chọn thuê xe cưới của Green Future: Trào lưu “sống xanh cưới xanh” lên ngôi

sự kiện🞄Thứ tư, 04/06/2025, 15:17

(CL&CS) - Green Future vừa chính thức ra mắt dịch vụ xe cưới cao cấp, mở ra xu hướng “cưới xanh” sang trọng, bền vững và hợp lý về chi phí, được nhiều cặp đôi nổi tiếng tin chọn.

Hưởng ứng ngày môi trường thế giới, OPES trao tặng gần 1.300 cây giống tại tỉnh Tây Ninh

Hưởng ứng ngày môi trường thế giới, OPES trao tặng gần 1.300 cây giống tại tỉnh Tây Ninh

sự kiện🞄Thứ tư, 04/06/2025, 12:17

(CL&CS) - Vườn cây giống tại tỉnh Tây Ninh là một phần trong chiến lược ESG mà OPES đang kiên định theo đuổi, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh doanh và nâng cao chất lượng sống cộng đồng, hướng tới phát triển bền vững.

Bắc Kạn phát động “Bình dân học vụ số”: Cuộc cách mạng kỹ năng số toàn dân

Bắc Kạn phát động “Bình dân học vụ số”: Cuộc cách mạng kỹ năng số toàn dân

sự kiện🞄Thứ ba, 03/06/2025, 08:55

(CL&CS) - Với quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số, tỉnh Bắc Kạn chính thức triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” từ tháng 5/2025. Đây không chỉ là một chương trình phổ cập tri thức công nghệ, mà còn là bước đi chiến lược để xây dựng xã hội số, công dân số và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số hóa.