Thứ ba, 12/07/2022, 12:09 PM

Đồng bộ đầu tư hạng mục an toàn giao thông đường sắt

(CL&CS) - Cục Đường sắt Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đề án “Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đường sắt” để đảm bảo tính đồng bộ khi đầu tư các hạng mục công trình đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, giảm gánh nặng đầu tư cho ngân sách Trung ương.

Số liệu thống kê của Cục Đường sắt cho thấy, trên mạng lưới đường sắt quốc gia hiện nay tồn tại khoảng 1.500 vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt cần được giải tỏa.

1

Đề xuất phân cấp cho các địa phương tổ chức đầu tư xây dựng các công trình đảm bảo an toàn giao thông trên đường sắt quốc gia. Ảnh minh họa.

Tại các khu vực đông dân cư, khu đô thị lớn đều tồn tại các đường gom nằm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt, không phù hợp với quy định của Luật Đường sắt hiện hành, hình thành trước khi Luật Đường sắt 2017 ban hành.

Một số dự án đầu tư cải tạo kết cấu hạ tầng đường sắt giai đoạn 2009 - 2020, do bị hạn chế bởi kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, hầu hết các đường gom đều nằm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt kết hợp xây dựng hàng rào ngăn cách để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.

Qua theo dõi, tai nạn đường sắt chủ yếu xảy ra tại các đường ngang và lối đi tự mở (chiếm khoảng 60% tổng số vụ tai nạn), còn lại xảy ra dọc tuyến đường sắt do chủ quan của con người, vi phạm khổ giới hạn.

Để đảm bảo tính đồng bộ khi đầu tư các hạng mục công trình đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, giảm gánh nặng đầu tư cho ngân sách Trung ương, cần thiết xem xét phân quyền cho UBND cấp tỉnh/thành phố có tuyến đường sắt đi qua để tổ chức quản lý.

Thực hiện đầu tư đối với xử lý các vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt; đường ngang, hầm chui. Sau khi xây dựng xong, địa phương bàn giao tài sản đường ngang này cho Bộ GTVT để tổ chức quản lý, bảo trì,...Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trên địa bàn của 34 tỉnh, thành phố có đường sắt quốc gia đi qua có hơn 600 đường ngang có người gác với hơn 3.200 nhân viên gác. Chi phí cho công tác gác đường ngang này khoảng 350 tỷ đồng/năm.

Hiện nay chưa có quy định phân quyền cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện gác và đảm bảo an toàn giao thông tại các đường ngang.

Công tác chốt gác, cảnh giới tại các đường ngang là vị trí nguy hiểm thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt (đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia) hoặc trách nhiệm của chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng (đối với đường ngang trên đường sắt chuyên dùng).

Nhiệm vụ này không được bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước mà do doanh nghiệp, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.

Về công tác gác đường ngang tại các đường ngang có người gác trên đường sắt quốc gia thuộc nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt được Bộ GTVT phê duyệt trong kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi hoạt động kinh tế đường sắt hàng năm.

Nhiệm vụ này do doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện thông qua hợp đồng đặt hàng với Bộ GTVT hoặc Cục Đường sắt Việt Nam theo ủy quyền.

Thời gian qua, Bộ GTVT đã thống nhất chủ trương xây dựng 17,7 km (11 đoạn đường gom) trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn một số địa phương như Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng,…

Theo Nhà báo và công luận

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43

(CL&CS) - Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2025.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:54

(CL&CS) - Dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam mở tuyến liên vận quốc tế để khai thác hiệu quả tuyến này.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01

(CL&CS) - Thảo luận tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sáng 13/11, giáo sư Hoàng Văn Cường (nguyên Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng thành công xây dựng đường dây 500kV mạch ba cho thấy để triển khai nhanh, hiệu quả bắt buộc phải làm chủ công nghệ.