Thứ năm, 15/07/2021, 16:32 PM

Đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ chung tay đẩy lùi đại dịch COVID-19

(CL&CS)- Sáng ngày 14/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức hội thảo trực tiếp và trực tuyến với chủ đề “Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ với việc ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch Covid-19”.

Tham dự hội thảo có TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, đại diện Bộ Y tế, Bộ Khoa học và công nghệ, đại diện các Tổng hội, các Hội, các tổ chức khoa học và các chuyên gia.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng cho biết, ngay từ khi đại dịch bắt đầu, bên cạnh sự hy sinh thầm lặng của các chiến sỹ áo trắng, các nhà khoa học Việt Nam đã tích cực đồng hành với Chính phủ, thường xuyên bám sát tình hình dịch bệnh để nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, qua đó đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước các giải pháp phù hợp và hữu hiệu góp phần kiểm soát dịch bệnh.

217281861_498293114594109_4720627986506218363_n

TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo

Nhiều sản phẩm là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đã và đang được thử nghiệm triển khai. Đặc biệt, các nhà khoa học trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đang tích cực tham gia trong việc nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm phòng chống covid: Viện Y dược Nano nghiên cứu chế tạo thuốc đặc trị - nhằm bổ sung hoàn chỉnh trong phòng chống dịch covid-19; Viện công nghệ VinIT nghiên cứu, chế tạo hệ thống khử khuẩn diệt virut công nghệ Plasma chống đại dịch covid-19; Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Ánh sáng triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng của dịch covid…

Nhằm khích lệ và huy động sự tham gia của đội ngũ trí thức KHCN Việt Nam trong việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KHCN phòng chống dịch COVID-19, VUSTA tổ chức Hội thảo để lắng nghe các nhà khoa học Việt Nam chia sẻ quá trình nghiên cứu, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, thông qua đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần cùng Đảng, toàn dân thực hiện tốt mục tiêu kéo vừa phòng chống dịch COVID-19 vừa phục hồi và phát triển KTXH trong trạng thái bình thường mới.

Theo ý kiến của GS.TS Nguyễn Văn Kính – Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết, hiện nay đã có rất nhiều các ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được áp dụng trong phòng chống dịch như Nghiên cứu về căn nguyên và tét thử nghiệm: Nuôi cấy, Giải trình tự gen, phát triển bộ tét PCR , tét nhanh phục vụ chẩn đoán. Nghiên cứu các biện pháp dự phòngnhư ngăn chặn, phát hiện sớm (tét trên diện rộng) , truy vết, cách ly, dập dịch; Nghiên cứu sản xuất khẩu trang Nano, chất sát khuẩn , 5K; Nghiên cứu sản xuất Vaccine; Nghiên cứu phục vụ điều trị: Xây dựng phác đồ điều trị, chế tạo máy thở, thử nghiệm thuốc trên lâm sàng, Robot phục vụ điều trị, các kỹ thuật cao (ECMO), lọc máu Oxiris, Thở máy, Kháng thể đơn dòng…

217393760_2784556835187748_2141630817788013391_n

GS.TS Nguyễn Văn Kính – Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam 

Tuy nhiên, theo GS Kính cho hay, do dịch diễn biến rất phức tạp, khó lường và virus luôn đột biến, chính vì thế theo tôi cần phải thực hiện chiến lược kép về phòng dịch và phát triển kinh tế.

Và để phòng chống covid tốt cần bám sát tình hình dịch tễ để triển khai phòng chống dịch; Tăng cường các đề tài nghiên cứu khoa học và vai trò của các nhà khoa học trong phòng chống dịch COVID-19; Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống COVID-19.

Theo ý kiến của TS Đỗ Minh Sĩ – Giám đốc R&D, Công ty Nanogen Pharma đầu cầu tại TPHCM cho biết, trên thế giới đang có 4 công nghệ sản xuất vaccine Covid gồm: vaccine bất hoạt, vaccine DNA và RNA, vaccine virus và vaccine tái tổ hợp. Nanogen chọn công nghệ protein tái tổ hợp vì chúng tôi đã làm chủ công nghệ này 10 năm. Ngoài ra, Nanogen sử dụng trí tuệ nhân tạo với sự hỗ trợ của các robot hàng đầu trong nghiên cứu công nghệ sinh học để hỗ trợ quá trình nghiên cứu.

Còn đối với ý kiến của GS Nguyễn Đức Nghĩa – Viện trưởng Viện Y dược Nano cho biết, Nanomedicine và các thành phần của nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong các giai đoạn khác nhau của phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị,tiêm chủng và nghiên cứu liên quan đến COVID-19. Công nghệ kháng khuẩn dựa trên nano có thể được tích hợp vào thiết bị cá nhân để đảm bảo an toàn hơn cho nhân viên y tế và con người. Nhiều vật liệu nano khác nhau như chấm lượng tử có thể được sử dụng làm cảm biến sinh học để chẩn đoán COVID-19. Công nghệ nano mang lại những lợi ích từ việc sử dụng các hệ thống nano, chẳng hạn như liposome, hạt nano polyme và lipid, hạt nano kim loại và mixen, để bao gói thuốc và tạo điều kiện cải thiện các đặc tính dược lý của thuốc. Các chức năng kháng vi-rút đối với các hạt nano có thể nhắm mục tiêu đến sự liên kết, xâm nhập, sao chép và nảy chồi của COVID-19. Các hạt nano vô cơ liên quan đến độc tính là một trong những yếu tố hạn chế việc sử dụng nó cần được nghiên cứu và sửa đổi thêm. Nanomedicine đã chứng minh được giá trị của nó thông qua ứng dụng phân phối thuốc và cảm biến nano trong các bệnh khác. Để làm được như vậy, trước tiên chúng ta sẽ xem xét bệnh lý của COVID-19 để đặt nền tảng nhằm vạch ra các cơ hội và lỗ hổng trong sinh lý bệnh của loại virus này, nơi có thể sử dụng nanomedicine.

doi-ngu-tri-thuc-khoa-hoc-cong-nghe-chung-tay-day-lui-covid-19-hinh-3

GS Nguyễn Đức Nghĩa – Viện trưởng Viện Y dược Nano

Theo TS Nguyễn Trung Nam – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ cho rằng, các nghiên cứu phát triển vắc-xin cho các virus gây bệnh mới là thách thức lớn nhất cho các nhà nghiên cứu hiện nay do tính đột ngột xuất hiện của dịch bệnh. Vì thế, Viện Công nghệ sinh học đã làm chủ được công nghệ tạo các kháng nguyên quan trọng có thể kích thích đáp ứng miễn dịch có khả năng bảo hộ với bệnh. (đã rất thành công tạo spike protein  dạng trimer và oligomer có tính sinh miễn dịch cao có khả năng sản sinh kháng thể trung hòa virus gây bệnh tiêu chảy cấp trên lợn PEDV từ thực vật (nhóm Corona virus, cùng nhóm dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (SARS-CoV2).  Với cách làm tương tự, các nhà khoa học Viện Công nghệ sinh học đã biểu hiện thành công dạng cấu trúc tự nhiên trimeric vùng gen S1, vùng gen tương tác thụ thể (RBD) của virus SARS CoV2 và đang nghiên cứu biểu hiện vắc xin vỏ virus (Virus-Like Particle hay VLP) và đánh giá khả năng kích thích tạo đáp ứng miễn dịch trên động vật thực nghiệm.

Viện Công nghệ sinh học đã làm chủ công nghệ di truyền ngược trong chế tạo chủng giống gốc vi-rút để sản xuất vắc-xin cúm gia cầm A/H5N1. Nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học đã nghiên cứu thành công việc chế tạo giống vi-rút để sản xuất vắc-xin bằng công nghệ di truyền ngược, tạo ra được các chủng giống gốc vi-rút A/H5N1 IBTRG-01 (clade 1.1) và IBTRG-02 (clade 2.3.2.1c). Kết quả khoa học này đã được đăng tải trên tạp chí Vaccines. Công nghệ di truyền ngược cũng đã được các nhà khoa học trên thế giới áp dụng vào các nghiên cứu virus SARS-CoV2 với những công trình nổi bật đăng trên các tạp chí khoa học số 1 thê giới như Nature và Cell.Những kết quả này khám phá cơ chế lây nhiễm của virus trong hệ thống hô hấp của người và góp phần nghiên cứu sự tương tác giữa virus và vật chủ, từ đó đưa ra những giải pháp tốt hơn cho việc phòng/điều trị Covid-19

Kết luận tại hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng cho biết, đội ngũ trí thức Việt Nam đánh giá rất cao sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, các bộ ngành, đoàn thể, địa phương đã hành động rất quyết liệt, khoa học, trở thành biểu mẫu, hình ảnh tốt trong bạn bè quốc tế. Việt Nam là một trong những quốc gia vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội.

Theo TSKH Phan Xuân Dũng, đội ngũ trí thức KHCN ngay những ngày đầu tiên có dịch, chưa phải là đại dịch đã bắt tay vào nghiên cứu các sản phẩm KHCN phòng chống dịch, bộ Kít xét nghiệm nhanh là một ví dụ cụ thể. Việt Nam là 1 trong những quốc gia có bộ xét nghiệm đầu tiên và chúng ta còn cung cấp cho bạn bè thế giới.

Chủ tịch VUSTA nói và cho biết: “Đội ngũ trí thức Việt Nam khẳng định là những người có trình độ cao, không thua kém các nước tiêu biểu trong khu vực và thế giới, lại mang trong mình lòng yêu nước nồng nàn, thương người như thể thương thân. Do đó, sản phẩm của trí thức Việt Nam làm ra đạt tiêu chuẩn cao, không hề thua kém các nước”

Các đại biểu tham dự Hội thảo đều có kiến nghị các cấp, ngành tin tưởng vào đội ngũ trí thức KHCN nước nhà, cho phép được sử dụng sản phẩm của họ và sản xuất lớn, trước tiên là dùng cho người Việt Nam và tiến tới cho bạn bè thế giới. Điều đó không chỉ đẩy lùi đại dịch mà là giải pháp phát triển KHCN nước nhà. Các đại biểu cũng đề nghị VUSTA có báo cáo với Đảng, Nhà nước về kết quả của Hội thảo. VUSTA sẽ cố gắng làm việc này ở mức tốt nhất, thể hiện cao nhất, đầy đủ nhất kiến nghị của các đại biểu, các nhà khoa học.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Hưởng ứng tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưởng ứng tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 20:45

(CL&CS) – ̣Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Điện Biên và Hưởng ứng phong trào thi đua do Sở Xây dựng phát động tại Kế hoạch số 723/KH-SXD ngày 08/4/2024 về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ

Phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:19

(CL&CS) - Ngày 23/4/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đồng Hỷ tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ năm 2024. Tham gia hội nghị có gần 80 đại biểu là hội viên phụ nữ; cán bộ, công chức các xã, thị trấn; đại diện các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hồi ức người lính Điện Biên

Tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua hồi ức người lính Điện Biên

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 12:42

(CL&CS) - Trong hồi ức của Trung tướng Đặng Quân Thụy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị Tổng Tư lệnh có tài thao lược với tầm nhìn chiến lược làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.