Thứ sáu, 15/04/2022, 14:39 PM

Xuất khẩu gỗ lạc quan với mục tiêu năm 2022

(CL&CS) - Trong 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,94 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Với đà tăng trưởng này, mục tiêu ngành gỗ đạt 16 tỷ USD trong năm nay có khả năng thực hiện được.

Hiện doanh nghiệp gỗ đã nhận đơn hàng đến quý 3, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhận đơn hàng đến quý 4/2022.

Hiện doanh nghiệp gỗ đã nhận đơn hàng đến quý 3, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhận đơn hàng đến quý 4/2022.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong tháng 3, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,5 tỷ USD, tăng gần 75% so với tháng 2.

Tính chung quý 1, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 4 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm 2021.

Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), mặc dù mới hết quý 1/2022, nhưng nhiều doanh nghiệp đã nhận đơn hàng đến quý 3, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhận đơn hàng đến quý 4/2022. Nhiều doanh nghiệp đang tăng tốc để kịp tiến độ trả đơn hàng cho đối tác.

Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu, trị giá xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp có tốc độ tăng trưởng rất cao, đạt 185,8 triệu USD, tăng 47,4% so với 3 tháng cùng kỳ năm trước. Ghế khung gỗ là mặt hàng xuất khẩu có trị giá cao nhất, đạt 578,1 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 499,5 triệu USD, giảm 1%; đồ nội thất phòng ngủ đạt 353,3 triệu USD, tăng 0,6%...

Về thị trường, trong quý 1, xuất khẩu lâm sản sang các đối tác chính của Việt Nam đều tăng trưởng khả quan, trừ Trung Quốc và Canada. Theo đó, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, với 2,4 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021.

Tiếp theo là xuất khẩu tới Nhật Bản đạt 396 triệu USD, tăng 11%; Trung Quốc đạt 353 triệu USD, giảm 1%; tới Hàn Quốc đạt 249 triệu USD, tăng 18%…

Với đà tăng trưởng này, mục tiêu ngành gỗ đạt 16 tỷ USD trong năm 2022 có khả năng thực hiện được nhờ một số động lực.

Hoạt động sản xuất và xuất khẩu gỗ của Việt Nam được thúc đẩy bởi hàng loạt các Hiệp định đang được thực thi như EVFTA, CPTPP tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm khi mức thuế giảm dần về 0%.

Dù xuất khẩu gỗ có nhiều yếu tố tích cực song ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang khiến doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng thiếu tàu vận tải biển, thiếu container, giá cước phí vận tải đường biển tăng quá cao, dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp.

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng chi phí hoạt động sản xuất tăng làm thu hẹp lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành gỗ, có thể làm cản trở đà tăng tăng trưởng của ngành gỗ.

Theo ghi nhận của Hawa, ngoài chi phí vận tải, chi phí nguyên liệu đầu vào cũng tăng. Một số nguồn nguyên vật liệu gỗ tăng mạnh như sồi xẻ tăng 28%, sồi tròn tăng 40%; gỗ dương xẻ tăng 40%.

Ông Võ Quốc Lợi, Ủy viên ban chấp hành Hawa, đại diện Gỗ Trường Thành, dự báo: "Với tình hình căng thẳng Ukraine và tắc nghẽn container thì chi phí nguyên vật liệu tăng và chưa có điểm dừng".

Hawa khuyến nghị các doanh nghiệp chủ động đàm phán với các tổ chức tài chính để tăng hạn mức vốn lưu động, tạo điều kiện thương thảo các hợp đồng mua nguyên vật liệu, dịch vụ logistics dài hạn. Bên cạnh đó, cần cơ cấu lại danh mục sản phẩm để có chiến lược mua hàng hợp lý và tối ưu hóa chi phí sản xuất.

Một số hình thức như tìm kiếm hợp tác mua chung số lượng lớn, đàm phán với đối tác mua hàng để có kế hoạch sản xuất dài hạn hơn cũng là những cách để giảm chi phí. Về dài hạn, việc đầu tư vào chuyển đổi số để tiết kiệm chi phí, giảm hao hụt, và tiết giảm nhân công là cần thiết.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), riêng về nguyên liệu, hiện nay nguồn cung nguyên liệu khai thác trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 75% tổng nhu cầu chế biến, bao gồm khai thác rừng trồng và khai thác cây trồng phân tán, gỗ caosu. Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 8,5 triệu mét khối gỗ.

Để giải quyết vấn đề nguồn cung nguyên liệu, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Viforest cho biết, một chuỗi liên kết đang dần được định hình, từ liên kết với người dân, lâm trường để xây dựng vùng nguyên liệu bền vững, liên kết các doanh nghiệp gỗ để sản xuất chuyên sâu, đến liên kết với các thị trường, các nhà mua hàng để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.