Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ồ ạt: Bộ Tài chính lại cảnh báo

Trước sự tăng trưởng trở lại của thị trường TPDN, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa yêu cầu đơn vị trực thuộc theo dõi sát danh sách DN, tổ chức có dấu hiệu bất thường trong phát hành TPDN.

Theo Báo cáo Thị trường Trái phiếu hàng Quý của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), về quy mô thị trường Trái phiếu theo giá trị, thị trường Việt Nam ở mức tương đối nhỏ so với các nước trong khu vực, khoảng 145 tỷ USD.

Đối với thị trường Trái phiếu doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại với khối lượng phát hành mới tương đối ít kể từ đầu năm 2022 đến nay, tỷ trọng dư nợ TPDN/GDP vẫn thấp hơn nhiều một số quốc gia trong khu vực như Thailand, Singapore và Malaysia.

Tổng quy mô thị trường trái phiếu VN tính đến quý I 2022 đạt khoảng 38.63% GDP, trong đó thị trường TPDN đạt 14.76% GDP.

Tính đến hết quý I/2022, theo số liệu từ NHNN, tỷ lệ dư nợ TPDN trên tổng dư nợ cả nền kinh tế đạt khoảng 11.4%, giảm khoảng 15.7% so với thời điểm cuối 2021. Tổng khối lượng phát hành trái phiếu trong Quý II 2022 đạt 106,735 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ phát hành riêng lẻ chiếm 99.72%, và chỉ có duy nhất 1 đợt phát hành ra công chúng với giá trị 300 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0.28%.

Hầu hết các đợt phát hành được thực hiện trong tháng 6 với 40,446 tỷ đồng, tương đương 37.9% tổng khối lượng phát hành trong Quý II 2022.

Trong Quý II 2022, tổng khối lượng phát hành giảm khoảng 45% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu do lượng phát hành nhóm Bất động sản giảm mạnh (giảm 83.4%).

Tổng khối lượng phát hành trong quý II/2022. Nguồn: VBMA

Nhóm Ngân hàng dẫn đầu về khối lượng phát hành, tổng giá trị ở mức 78,039 tỷ đồng, tăng 5% so với quý II/2021. Các Ngân hàng thương mại vẫn tăng vốn nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR). Đây cũng là chỉ tiêu để được cấp hạn mức tín dụng và đảm bảo sớm hoàn thành các chỉ tiêu Basel II, III.

Nhóm Bất Động Sản xếp ở vị trí thứ 2 với tổng giá trị phát hành là 10,533 tỷ đồng, giảm 83.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Quy mô giảm nhiều một phần do Bất động sản đã không còn “sốt giá” như giai đoạn 2021 mà giá có dấu hiệu chững lại trong quý II 2022.

Tỷ trọng khối lượng TPDN phát hành bởi doanh nghiệp niêm yết chiếm 78% trong tổng số KLTP phát hành trong kỳ. Trong Quý II 2022, có tổng cộng 9 doanh nghiệp mới phát hành lần đầu, trong đó chỉ có 1 doanh nghiệp niêm yết phát hành.

Phần lớn các doanh nghiệp mới phát hành lần đầu nằm ở nhóm Bất động sản, Sản xuất và Dịch vụ khác. Một số doanh nghiệp mới phát hành với khối lượng lớn như: CT TNHH Đầu Tư và Kinh Doanh Địa Ốc Mỹ Phú (700 tỷ đồng), CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương (682 tỷ đồng) và CTCP Tập Đoàn Hạ Tầng Giáo Dục (622 tỷ đồng).

Kỳ hạn phát hành trung bình Quý II/2022 là 4.04 năm, tăng 0.29 năm so với cùng kỳ năm 2021 khi kỳ hạn phát hành của 2 nhóm ngành lớn nhất là Ngân hàng và Bất động sản đều tăng.

VBMA cho biết, hầu hết trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý II/2022 có kỳ hạn từ 1 đến 3 năm, chiếm khoảng 68% khối lượng phát hành, trái phiếu kỳ hạn từ hơn 3 năm đến 7 năm chiếm 12.3% và khoảng 14.9% trái phiếu có kỳ hạn trên 7 năm. Lãi suất phát hành trung bình ở mức 6.55%, giảm 1.67% so với cùng kỳ năm 2021 do nhóm Ngân hàng chiếm đa số khối lượng phát hành và nhóm này có mặt bằng lãi suất phát hành thấp.

Sau khi phát hiện một số hành vi bất thường, tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư, Bộ Tài chính đã lên tiếng cảnh báo. Trong 6 tháng đầu năm 2022, khối lượng phát hành TPDN tập trung chủ yếu trong tháng 1/2022, bắt đầu giảm từ tháng 2 đến tháng 4 và tăng trở lại vào tháng 5/2022 đến nay.

Bộ Tài chính cảnh báo với nhà đầu tư, rủi ro của trái phiếu là rủi ro của DN phát hành.

Kiểm soát chặt chẽ thị trường TPDN

Đánh giá về thị trường TPDN, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho biết, với tốc độ tăng trưởng thị trường như hiện nay, đến năm 2028, thị trường TPDN có thể lên tới 12 triệu tỷ đồng. Và TPDN có thể thay thế vốn trung dài hạn của ngân hàng.

ông Nghĩa cảnh báo “Với khối lượng lớn TPDN như hiện nay, trong quản lý vận hành thị trường, cơ quan chức năng nhất định không để vỡ nợ trái phiếu. Điều này rất nguy hiểm, vì có thể dẫn tới sự đổ vỡ của cả thị trường bất động sản, chứng khoán và ngân hàng”.

Trước sự tăng trưởng trở lại của thị trường TPDN, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa yêu cầu đơn vị trực thuộc theo dõi sát danh sách DN, tổ chức có dấu hiệu bất thường trong phát hành TPDN. Các yếu tố bất thường của DN cần theo sát như: để nhiều công ty con trong cùng hệ sinh thái của DN phát hành; phát hành với lãi suất cao, có dư nợ lớn so với vốn chủ sở hữu...

Cảnh báo tới nhà đầu tư, Bộ Tài chính nêu rõ, trên thị trường TPDN riêng lẻ hiện nay, phần lớn tài sản đảm bảo là bất động sản và các chương trình, dự án, chứng khoán hoặc kết hợp các loại tài sản (bất động sản, chứng khoán). Tài sản đảm bảo được DN phát hành nêu tại bản công bố thông tin, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về điều kiện của tài sản đảm bảo, chất lượng, giá trị của tài sản đảm bảo và cam kết về bảo đảm của DN phát hành.

“Nhà đầu tư lưu ý, đối với tài sản đảm bảo là dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản có nhiều biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể bị sụt giảm và không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu”, Bộ Tài chính cảnh báo đồng thời lưu ý với nhà đầu tư, rủi ro của trái phiếu là rủi ro của DN phát hành.

Việc tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua TPDN không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là DN cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ DN phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của DN phát hành. Do đó, tổ chức này không có trách nhiệm về việc DN có hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn hay không.

Cùng với đó, nhà đầu tư phải lưu ý, tổ chức bảo lãnh phát hành không có bất kỳ nghĩa vụ nào với nhà đầu tư. Việc bảo lãnh phát hành trái phiếu chỉ là việc tổ chức bảo lãnh có cam kết với DN phát hành, để phân phối số trái phiếu.

Trước cảnh báo của Bộ Tài chính về thị trường TPDN, TS Cấn Văn Lực cho rằng, giải pháp tốt nhất cho thị trường hiện nay là cơ quan chức năng sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu riêng lẻ. Các quy định sẽ theo hướng chặt chẽ hơn, sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý để DN tiếp tục phát hành trái phiếu.

Thanh Xuân

Bình luận

Nổi bật

Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng

Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22

Gần đây nguồn cung các dự án bất động sản nhà ở khá hạn chế, vì vậy khối ngoại chuyển hướng sang các dự án khu công nghiệp, văn phòng, vốn là những dự án đang vận hành, pháp lý rõ ràng và sẵn sàng hơn, dễ thực hiện M&A hơn, theo Phó Giám đốc Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills.

Nhà sáng lập Ecopark nhận cú đúp giải thưởng tại Việt Nam PropertyGuru 2024

Nhà sáng lập Ecopark nhận cú đúp giải thưởng tại Việt Nam PropertyGuru 2024

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

Nhà sáng lập Ecopark vừa được vinh danh ở hạng mục Chủ đầu tư của thập kỉ do BTC Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru trao tặng. Riêng dự án Ecovillage Saigon River- bất động sản Blue Zones đầu tiên tại Việt Nam còn nhận được giải thưởng Dự án có thiết kế cảnh quan đẹp nhất Việt Nam.

Masterise Homes định hình nhịp sống thời thượng tại trung tâm mới với Masteri Grand View

Masterise Homes định hình nhịp sống thời thượng tại trung tâm mới với Masteri Grand View

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

Masteri Grand View – phân khu cao tầng đầu tiên tại The Global City với thiết kế tinh tế và hệ tiện ích đẳng cấp không chỉ mang đến không gian sống hoàn hảo mà còn định hình phong cách sống thời thượng chuẩn quốc tế và mở ra cơ hội đầu tư bền vững tại trung tâm mới của TP.HCM.