Doanh nghiệp nhập khẩu và nuôi tôm đang cầm cự trong khó khăn

(NTD) - Việc trứng Artemia dùng làm thức ăn cho tôm bị áp thuế 5% như một “đòn chí mạng” khiến các công ty nhập khẩu thức ăn tôm và nuôi tôm có nguy cơ phải đóng cửa.

  Theo đại diện của Công ty TNHH Thông Thuận, một doanh nghiệp nuôi tôm ở Ninh Thuận, những lô hàng gần đây của Công ty khi nhập khẩu trứng Artemia (trước có mã số HS Code là 2309.9013 đã được đổi lại là 0511.91.00) đã bị áp thuế 5%. Một số công ty khác cũng gặp phải tình trạng này. Mức thuế này đã giáng một “đòn chí mạng” vào các doanh nghiệp nhập khẩu và nuôi tôm vốn chồng chất những khó khăn.

27
Một số doanh nghiệp cho rằng nếu mức thuế này được áp dụng thì họ sẽ phải đóng cửa.

  Đại diện Công ty TNHH K.N trên địa bàn TP.HCM cũng cho biết công ty này hiện đã ngừng việc nhập hàng bởi không thể “cầm cự” được khi Artemia bị áp thuế 5%. Lý giải điều này, vị nữ giám đốc Công ty K.N cho biết: “Vợ chồng tôi lập nghiệp từ ngành nuôi tôm, đặc biệt chồng tôi rất đam mê và tâm huyết với ngành này. Là người nuôi tôm, tôi đã tìm kiếm khắp nơi để có nguồn thức ăn tốt cho tôm. Tôi cho rằng chỉ có Artemia nhập khẩu từ Mỹ là nguồn thức ăn tốt nhất. Mà bây giờ bị áp mức thuế 5% thì doanh nghiệp khó chống đỡ được”.

  Chia sẻ với báo chí, vị giám đốc này cho biết, chưa nói đến việc áp thuế nhập khẩu Artemia thì trong vòng 2 năm trở lại đây, ngành nuôi tôm đã phải chịu rất nhiều khó khăn rồi. Công ty hoạt động trong tình trạng cũng đã rất khó khăn. Bà cũng cho rằng nếu áp thuế Artemia 5% thì người thiệt đầu tiên sẽ là những hộ nông dân nuôi tôm và người tiêu dùng.

  “Cứ cho là công ty chúng tôi cố gắng nhập về rồi sau đó tính vào giá thành bán cho người nuôi tôm thôi. Nhưng như thế, người nuôi tôm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chi phí cao khiến giá tôm sẽ cao hơn một số nước khác. Như vậy, các doanh nghiệp chế biến sẽ tìm nguồn nguyên liệu ở các nước lận cận” - nữ giám đốc này phân tích.

  Thời gian vừa qua một số doanh nghiệp trong nước đã tìm đến nguồn nguyên liệu là tôm của Ấn Độ nhưng sau đó xuất hàng đi thì do hàng không đủ tiêu chuẩn nên bị trả về. Việc này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu tôm của Việt Nam.

28
Việc áp dụng thuế 5% trứng Artemia (thức ăn nuôi tôm) khiến các doanh nghiệp nhập khẩu và nuôi tôm đang gặp rất nhiều khó khăn.

  “Với cá nhân là người có 20 năm trong ngành nuôi tôm, tôi không hiểu tại sao lại đi áp thuế với một mặt hàng đã chết như vậy. Artemia khi nhập về Việt Nam chỉ nhập về là phục vụ nuôi tôm giống (tức trứng của con Artemia, được sấy khô đóng hộp, chỉ dành cho tôm giống và cá giống ăn). Ngoài ra không làm được bất cứ việc gì” - đại diện Công ty TNHH K.N thắc mắc.

  Trứng Artemia có vai trò rất quan trọng, gần như chưa có sản phẩm thay thế hoàn toàn trong sản xuất giống thủy sản ở Việt Nam, đặc biệt trong sản xuất tôm giống nước lợ. Các doanh nghiệp nuôi tôm khẳng định, không có Artemia ở đâu tốt bằng ở Mỹ. Nếu bây giờ nhập Artemia ở Mỹ sẽ bị đánh thuế trong khi nhập ở một số nước trong khu vực thì không, sẽ tạo ra một xu hướng quay sang nhập ở các nước lân cận. Tuy nhiên, chất lượng thì không thế nào bằng Mỹ được. Điều này vô hình trung làm giảm chất lượng của tôm Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp Việt càng khó cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài (FDI). Vì khối doanh nghiệp FDI được miễn thuế thu nhập trong vòng 20 năm. Với quá nhiều ưu đãi như thế thì rất có thể, thời gian tới doanh nghiệp Việt Nam sẽ “chết” hàng loạt.

Ngày 2.8, bên lề cuộc họp của Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tiến sĩ Như Văn Cẩn - Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Bộ NN-PTNT, cho biết Bộ đã chính thức có văn bản phản đối về việc áp thuế nhập khẩu mặt hàng trứng Artemia 3% như nội dung thông tư 98 sắp có hiệu lực vào ngày 13.8 do bà Vũ Thị Mai - Thứ trưởng Bộ Tài chính ký. Hiệp hội Tôm Bình Thuận cũng vừa có văn bản gửi đến các cơ quan quản lý kiến nghị dừng việc áp thuế 5% như hiện nay, đề nghị có một cuộc họp với đại diện Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan TP.HCM, Chi cục Kiểm tra sau thông quan cùng đại diện các doanh nghiệp để có tiếng nói đồng thuận, đồng thời đề nghị tạm ngưng áp dụng Thông tư 98, không truy thu thuế nhập khẩu để tìm hướng tháo gỡ khó khăn cứu các doanh nghiệp nhập khẩu trước nguy cơ phá sản.

 Mai Trinh

NTD So 62 (250)_Page_12
 

Bình luận

Nổi bật

Stavian Hóa chất được Fortune vinh danh Top 219 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025

Stavian Hóa chất được Fortune vinh danh Top 219 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025

sự kiện🞄Thứ ba, 17/06/2025, 11:12

(CL&CS) - Công ty Cổ phần Stavian Hóa chất – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Stavian – lần đầu tiên góp mặt trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á năm 2025, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình vươn tầm khu vực và khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt trên bản đồ kinh tế toàn cầu.

Chuyên gia: VinFast đang tiên phong đặt nền móng cho hệ sinh thái sản xuất quốc gia

Chuyên gia: VinFast đang tiên phong đặt nền móng cho hệ sinh thái sản xuất quốc gia

sự kiện🞄Thứ hai, 16/06/2025, 16:39

(CL&CS) - Sản lượng 1 triệu xe vào năm 2030, tỉ lệ nội địa hóa đạt 80% trong năm 2026, cam kết bao tiêu sản phẩm cho doanh nghiệp cung ứng – những mục tiêu lớn mà VinFast công bố đang mở ra cơ hội cất cánh cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, với VinFast là trung tâm lan tỏa và dẫn dắt.

Stavian Hóa chất thăng hạng Top 15 trong 100 nhà phân phối hoá chất lớn nhất toàn cầu theo ICIS 2025

Stavian Hóa chất thăng hạng Top 15 trong 100 nhà phân phối hoá chất lớn nhất toàn cầu theo ICIS 2025

sự kiện🞄Thứ hai, 16/06/2025, 07:52

(CL&CS) - Ngày 13 tháng 6 năm 2025 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Stavian Hóa chất tiếp tục khẳng định vị thế trên bản đồ hóa chất toàn cầu khi thăng hạng lên vị trí số 15 trong Bảng xếp hạng ICIS 2025, đồng thời duy trì vị trí số 7 tại châu Á – Thái Bình Dương, khẳng định năng lực tăng trưởng bền vững và vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.