Doanh nghiệp mong được giảm lãi suất sâu hơn

(CL&CS) - Dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đứt gãy, nguồn thu không còn nhiều. Trước tình trạng này, nhiều doanh nghiệp mong muốn ngân hàng giảm lãi suất sâu hơn để giảm bớt áp lực.

Cạn dòng tiền

Mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định ngay trong kỳ họp tháng 10 tới các giải pháp về cấp bù lãi suất cho ngân hàng để giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp và giải pháp hỗ trợ dựa trên chi phí lao động.

Một khảo sát mới đây do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thực hiện về tình hình “sức khỏe” tài chính của trên 21.500 doanh nghiệp cho thấy, có tới 69% phải tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh do dịch Covid-19. Số doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất, kinh doanh mặc dù không thể hoạt động toàn công suất chiếm 16%.

Theo đại diện nhiều hiệp hội, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn tới mức khó có khả năng vực dậy là rất lớn, rất cần những giải pháp mạnh. Do đó, điều mong mỏi nhất của nhiều doanh nghiệp bây giờ là tiếp tục được “cấp cứu” dòng tiền thông qua chính sách tiền tệ như giảm lãi, khoanh nợ, hoãn nợ, cơ cấu nợ, vay vốn mới…

Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, việc giảm lãi vay chỉ phù hợp đối với doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hoạt động sản xuất, dòng tiền chưa bị suy kiệt. Còn những doanh nghiệp đã cạn kiệt dòng tiền thì rất khó để hồi phục. Hoặc như chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng chỉ áp dụng cho doanh nghiệp còn ghi nhận lãi, trong khi các doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng đóng cửa thì việc giảm thuế không còn ý nghĩa.

Trong một bức thư gửi tới Thủ tướng gần đây, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết mặc dù các ngân hàng đã công bố mức giảm lãi từ 0,3 - 1,5%/năm, cùng các gói tín dụng ưu đãi khác nhưng mức giảm này là không đáng kể so với thiệt hại và doanh nghiệp hiện cũng chưa được hưởng bất cứ ưu đãi nào khác.

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cũng cho biết, hiện nay, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp bộc lộ ra sự đuối sức, thậm chí kiệt quệ.

Điều mong mỏi nhất của nhiều doanh nghiệp bây giờ là tiếp tục được “cấp cứu” dòng tiền thông qua chính sách tiền tệ như giảm lãi, khoanh nợ, hoãn nợ, cơ cấu nợ, vay vốn mới…

Điều mong mỏi nhất của nhiều doanh nghiệp bây giờ là tiếp tục được “cấp cứu” dòng tiền thông qua chính sách tiền tệ như giảm lãi, khoanh nợ, hoãn nợ, cơ cấu nợ, vay vốn mới…

Doanh nghiệp mong muốn được giảm lãi suất

Trước tình trạng khó khăn trên, ông Tô Hoài Nam cho rằng, nếu doanh nghiệp được tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất thấp sẽ giúp giảm được chi phí cho doanh nghiệp, điều đó sẽ khuyến khích doanh nghiệp mạnh mẽ hơn trong tái đầu tư sản xuất kinh doanh.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực VINASME, theo quy định, ngân hàng được phép cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với tài sản đảm bảo dưới hình thức tín chấp, về mặt khung pháp lý đã có nhưng trên thực tế, hiện ngân hàng chưa mạnh dạn cho vay, tỷ lệ doanh nghiệp được vay tín chấp rất thấp, đặc biệt đối với các khoản vay mới. 

“Giảm lãi suất chỉ dành cho đối tượng đã đủ các tiêu chuẩn để vay nhưng vấn đề của doanh nghiệp cần nhất là phải được vay. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn ngân hàng mở rộng hơn nữa đối tượng vay để các doanh  nghiệp được tiếp cận nhiều hơn với tín dụng chính thống từ phía các ngân hàng”, ông Tô Hoài Nam nêu rõ.

Ông Đỗ Xuân Lập cũng đề nghị cần có gói hỗ trợ từ nhà nước, giảm lãi suất đối với cả nguồn vốn vay hiện tại và vốn vay mới, với mức giảm lãi suất xuống còn từ 4 - 4,5%/năm thay vì mức lãi suất quá cao như hiện nay.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, toàn ngành ngân hàng vẫn đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ về tín dụng, giảm lãi suất cho vay bằng chính nguồn lực của ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Điển hình nhất, Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tổng mức giảm 1,5-2%/năm đối với lãi suất điều hành; giảm 0,6-1%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 4,5%/năm), sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh. Kết quả, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục trong hơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng 0,55%/năm (tổng cộng giảm 1,55%/năm so với trước dịch).

Kết quả, đến ngày 31/8, các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,58 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt 4,46 triệu tỷ đồng cho 628.662 khách hàng. Lũy kế từ 23/1/2020 đến 31/8/2021, tổng số tiền lãi tổ chức tín dụng miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 26.000 tỷ đồng.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 21:39

(CL&CS) - Chương trình “Cho vay linh hoạt” của HDBank tiếp sức cho khách hàng đang có nhu cầu mua bất động sản, xây dựng, sửa nhà và tiêu dùng.

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 14:05

(CL&CS) - Đón nhận nhiều phản hồi tích cực từ các vận động viên ở mùa giải 2023, ANTA Sports Vietnam sẽ tiếp tục là nhà tài trợ Kim cương của giải chạy VPBank Hanoi International Marathon 2024 (VPIM 2024). Theo đó, ANTA sẽ tài trợ độc quyền toàn bộ hơn 15.000 áo đấu chuyên nghiệp.

Ngân hàng số phát triển “thần tốc” trong kỷ nguyên công nghệ

Ngân hàng số phát triển “thần tốc” trong kỷ nguyên công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 09:11

(CL&CS) - Hơn bao giờ hết, làn sóng công nghệ đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động tài chính - ngân hàng, khi người dân ưu tiên phương thức thanh toán không tiền mặt.