Thứ ba, 21/09/2021, 13:11 PM

Doanh nghiệp lo Nghị định quy định chi tiết Luật BVMT làm tăng chi phí, phát sinh tiêu cực

(CL&CS)- Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường sẽ làm chi phí tăng thêm, lại dễ phát sinh thêm tiêu cực, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã được Bộ Tài nguyên Môi trường chuyển qua Bộ Tư pháp để thẩm định vào tuần cuối tháng 9/2021. Nhưng đến nay vẫn còn nhiều ý kiến bức xúc về nội dung của dự thảo này.

“Nhiều vấn đề của Dự thảo này có thể sẽ làm khó doanh nghiệp, làm tăng chi phí và có thể còn phát sinh tiêu cực. Chúng tôi đã góp ý rồi, nhưng chưa được phản hồi, tiếp thu”, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết.

Còn theo Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam – bà Hoàng Ngọc Ánh: Cộng động doanh nghiệp rất băn khoăn về tính hiệu quả trong quản lý và bảo vệ môi trường, chi phí tăng thêm và dễ phát sinh thêm tiêu cực trong thực tiễn nếu Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường được ban hành như nội dung như dự thảo.

1

 Rất không đồng tình với nội dung của bản dự thảo đã được gửi sang Bộ Tư pháp, 7 Hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng vừa đồng loạt lên tiếng chỉ ra những vấn đề bất hợp lý, không phù hợp với thực tế mà còn làm khó cho doanh nghiệm.  Các Hiệp hội còn quan ngại với những nội dung như dự thảo sẽ nảy sinh tiêu cực trong quá trình thực hiện.

Và dự thảo đã mang những quy định, phương thức, tiêu chí được cho là “áp” từ các nước tiên tiến, hiện đại sang một đất nước đang phát triển - mà nhiều lĩnh vực kinh tế gắn liền với nông nghiệp, nông thôn, cần thời gian và lộ trình để đáp ứng.

 Trước đây, chỉ có các dự án gây ô nhiễm đến môi trường (nhóm I) mới phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và xin cấp giấy phép môi trường (GPMT), nhưng tại Dự thảo thì các dự án và nhà máy nhóm I và nhóm II kể cả đã hoạt động cũng phải làm ĐTM và xin cấp GPMT.

Hồ sơ phức xin cấp GPMT vừa phức tạp và trùng lắp với 3 mục lớn và 15 mục nhỏ. Trong đó có 10 mục nhỏ đã có ở hồ sơn xin duyệt ĐTM. Chưa kể nhiều mục trùng lắp khác.

 Quy trình cấp phép cũng không rõ ràng và trùng lắp với 2 lần thẩm định và 2 lần kiểm tra thực địa (thẩm định & kiểm tra thực địa ĐTM lại thêm thẩm định và kiểm tra thực địa khi cấp GPMT. Thời gian kiểm tra hồ sơ, thời gian thẩm định và kiểm tra thực địa khi cấp phép lại không được quy định rõ ràng.

Các Hiệp hội cho rằng quy trình cấp phép tiền kiểm như trong dự thảo sẽ không đạt được hiệu quả bảo vệ môi trường. Việc tiền kiểm với việc lấy mẫu kiểm tra các công trình xử lý chất thải khi còn chưa vận hành thử nghiệm thì sẽ không có kết quả chính xác. Không hậu kiểm thì không thể phát hiện được các vi phạm, mà bài học đau đớn là trường hợp Forrmosa.

Các doanh nghiệp cho rằng dự thảo này có những nội dung đi ngược lại với chỉ đạo “Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định…. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh… ngăn chặn việc phát sinh những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân” mà Chính phủ đã đưa ra tại Nghị quyết 68/2020/NQ-CP Chính phủ.  

Hơn nữa, theo Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May bà Hoàng Ngọc Ánh “Doanh nghiệp đang tối tăm mặt mũi vì Covid, thì lại thêm khốn khó thêm với 379 từ giấy phép và những khoản được gọi là “đóng góp” nhưng thực chất đó là phí doanh nghiệp buộc phải nộp đã được viết ra trong dự thảo nghị định này gần 500 trang nàyChậm nộp còn bị phạt 30%”.

Bức xúc nhất, quan ngại nhất là quy định về cách tính, cách thu và quả lý phí tái chế sản phẩm, bao bì (EPR) trong dự thảo đang có nhiều điểm bất hợp lý và thiếu minh bạch.

Phí này do Văn phòng EPR tự quyết định phí, tự thu, tự quản lý và tái chế thay doanh nghiệp. Đây sẽ là khoản tiền rất lớn nhưng Văn phòng EPR không chịu sự giám sát, quản lý nào, cũng không có quy nào nào buộc Văn phòng EPR phải chịu trách nhiệm pháp luật nếu không hoàn thành trách nhiệm tái chế. 

Công thức tính phí là chưa rõ ràng, tỷ lệ tái chế bắt buộc 80-90% ngay lúc đầu của Dự thảo là quá cao, vì ngay cả Châu Âu lúc đầu cũng chỉ đạt 50-60%, rất khó thực thi, cần phải có lộ trình đầu tiên thấp, sau tăng dần.

Là khoản đóng góp thì sẽ nằm ngoài ngân sách và không chịu các quản lý theo luật phí và lệ phí. Mà những khoản này có số tiền rất lớn, đó là điều doanh nghiệp lo ngại, bà Hoàng Ngọc Ánh cho biết.

Phó Tổng thư ký của VASEP cho rằng với phí này doanh nghiệp phải nộp thêm khoản tiền này nhưng điều gì và cơ sở nào đảm bảo rằng môi trường sẽ đảm bảo hơn, sạch hơn. 

 “Chúng tôi đề nghị lùi lộ trình nộp phí tái chế đến 1/1/2025, vì nếu Nghị định áp dụng vào ngày 01/01/2022 thì doanh nghiệp sớm phải chịu thêm chi phí trong khi vẫn đang rất khó khăn để chống dịch, thêm vào đó là giá hàng hóa tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng đang rất khó khăn”, các Hiệp hội kiến nghị. 

Tựu chung lại, cộng động doanh nghiệp vẫn băn khoăn lớn về tính hiệu quả trong quản lý và bảo vệ môi trường, chi phí tăng thêm, lại dễ phát sinh thêm tiêu cực trong thực tiễn nếu Dự thảo này được thông qua.

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:55

(CL&CS) - Tại Việt Nam, Nestlé đi tiên phong với những hành động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp tái sinh, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm nỗ lực hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

Khoa học công nghệ là chìa khóa bảo vệ môi trường nước

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:53

(CL&CS) - Biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, đặc biệt là chất lượng nước ngày càng suy giảm. Bởi vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật mới về nước có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

Hà Tĩnh: Thêm 2 mỏ đất phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

Hà Tĩnh: Thêm 2 mỏ đất phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 09:53

(CL&CS) - Sở TN&MT Hà Tĩnh vừa phối hợp với Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT) và các đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương bàn giao mốc ranh giới khu vực mỏ đất san lấp tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên và mỏ đất san lấp tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc để phục vụ thi công các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh.