Doanh nghiệp đang trải qua giai đoạn khó khăn

(CL&CS) - Các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu đơn hàng, khó tiếp cận vốn vay, khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính… và đáp ứng các quy định của pháp luật, nguy cơ hình sự hoá các giao dịch kinh tế.

Doanh nghiệp đề xuất giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. (Ảnh: minh họa)

Doanh nghiệp đề xuất giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. (Ảnh: minh họa)

Ngày 25/5, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) gửi Thủ tướng báo cáo kết quả khảo sát tình hình doanh nghiệp và một số đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.  

Kết quả khảo sát cho thấy, doanh nghiệp đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn, với một số vấn đề chính như sau.

Theo đó, 9.560 doanh nghiệp, doanh nghiệp tham gia khảo sát trực tuyến (từ 13-4 đến 23-4) cho thấy bức tranh kinh tế với nhiều gam màu tối. Theo đó, trên 82% doanh nghiệp cho biết dự kiến giảm quy mô, tạm dừng hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại năm nay.

Trong số doanh nghiệp còn hoạt động, có hơn 71% muốn giảm trên 5% lao động (trong đó, 22% tính giảm hơn một nửa). Gần 81% đơn vị nói sẽ giảm doanh thu trên 5%, trong số này, tỷ lệ giảm trên 50% là 29,4%.

Báo cáo của Ban IV cũng cho thấy có đến 81,4% doanh  nghiệp được khảo sát có đánh giá tiêu cực, rất tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2023.

Bốn khó khăn lớn doanh nghiệp đang đối mặt, gồm thiếu đơn hàng, khó tiếp cận vốn vay, khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật, nguy cơ hình sự hoá các giao dịch kinh tế.

Trong bối cảnh khó khăn đó, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khi có đến 84% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả điều hành và hỗ trợ của chính quyền địa phương ở mức “kém hiệu quả”.

Phân tích về nguyên nhân của những khó khăn này, Ban IV cho rằng hoạt động điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận là rất quyết liệt, kịp thời.

Tuy nhiên, vấn đề là khâu triển khai chính sách, truyền thông chính sách và hiệu quả thực thi chưa tương xứng với quyết tâm và hành động của Chính phủ và Thủ tướng.

Cạnh đó, khó khăn của doanh nghiệp ngoài ảnh hưởng của kinh tế thế giới khó khăn còn do vấn đề nội tại gây ra. Ban IV cho rằng đây là thách thức rất lớn nhưng cũng mở ra những cơ hội lớn để Chính phủ thực hiện những cải cách triệt để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao sản lượng kinh tế trong dài hạn.

Để tháo gỡ các khó khăn, nút thắt trước mắt, từ những đề xuất của doanh nghiệp, Ban IV kiến nghị một loạt bốn nhóm giải pháp.

Một là đề xuất giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp như kéo dài thời hạn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn Covid-19, bao gồm việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2025 thay vì chỉ hết năm 2023; Đưa thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu về mức 5 - 10% để tạo sức cạnh tranh với doanh nghiệp các nước khác.

Đẩy nhanh việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp tránh kéo dài như hiện nay. Một số cơ chế đặc biệt cần được suy nghĩ tới, ví dụ “cho phép doanh nghiệp được hoàn thuế VAT trong vòng 3 tháng sau khi hoàn thành xuất khẩu đơn hàng” và kết hợp các biện pháp thanh tra, hậu kiểm để kiểm soát rủi ro, chống gian lận thuế nhằm tạo điều kiện cho số đông các đoanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật.

Tiếp tục giãn, hoãn, giảm các khoản phí liên quan đến bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, hay xem xét mức đóng thuế thu nhập cá nhân mới để phù hợp với bối cảnh mới; đẩy nhanh việc hoàn thuế cho doanh nghiệp tránh kéo dài như hiện nay….

Tiếp theo là tăng khả năng tiếp cận vốn vay cho nền kinh tế. Doanh nghiệp cho rằng nên có một gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực, trong đó dành riêng nguồn lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

"Không nên siết tín dụng với phân khúc bất động sản liên quan xây dựng nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, hạ tầng sản xuất", theo báo cáo của Ban IV.

Kế đến là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Theo đó, nhà chức trách cần hạn chế kiểm tra (không quá một lần mỗi năm), không ban hành thêm văn bản mới nhằm tránh gánh nặng về thuế, phí, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Nhà chức trách cũng cần sớm hoàn thành điều tra các vụ án hiện tại và đưa ra nghị quyết không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.

Bốn là các đề xuất để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Chẳng hạn phát huy trọng tâm vai trò của ngoại giao kinh tế và đàm phán thương mại vào việc phát triển, đa dạng hóa thị trường đầu vào và đầu ra để giảm sự phụ thuộc các thị trường truyền thống.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.