Thứ hai, 04/05/2020, 08:15 AM

Dính khiếu nại, một loạt ngân hàng và công ty tài chính bị thanh, kiểm tra

(CL&CS) - Trong năm 2019, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cũng đã tiến hành 6 cuộc thanh tra và 4 cuộc kiểm tra doanh nghiệp về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Trong đó có 4 ngân hàng và 3 công ty tài chính bị thanh, kiểm tra.

Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết, năm 2019, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận và giải quyết 568 đơn khiếu nại của người tiêu dùng qua các phương thức như: email, bưu điện và gửi trực tiếp (80% đơn khiếu nại được gửi qua phương thức email).

Trong đó có một số vụ việc có phạm vi ảnh hưởng tới số đông người tiêu dùng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm làm rõ các hành vi như: Vụ việc liên quan đến các giao dịch mua bán trực tuyến; Vụ việc thu nợ nhầm kèm đe dọa, quấy rối. 

photo-1-1588414097922269151953-crop-15884141289841
Ảnh minh họa

Người tiêu dùng khiếu nại về việc không đi vay nợ nhưng liên tục bị gọi điện thoại, nhắn tin để quấy rối, đe dọa, ép buộc trả nợ, mặc dù người tiêu dùng đã nhiều lần thông báo về việc không liên quan đến khoản nợ của doanh nghiệp. Một số vụ việc, đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin liên hệ của người tiêu dùng, của người thân của người tiêu dùng để đăng tải công khai trên các mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây áp lực trả nợ cho người tiêu dùng. 

Công tác giải quyết khiếu nại liên quan tới việc kiểm soát hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung, trong năm 2019, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận và xử lý 43 vụ việc khiếu nại của người tiêu dùng tập trung vào 03 lĩnh vực, nhà chung cư, bảo hiểm và nước sạch.

Trong năm 2019, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã tiến hành 06 cuộc thanh tra và 04 cuộc kiểm tra doanh nghiệp về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng theo đó đã xử phạt 03 doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng với số tiền 195.000.000 đồng.

Cụ thể, thanh tra 06 doanh nghiệp về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng bao gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín; Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel);  Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; y Ngân hàng Standard Charter Bank; y Công ty Tài chính TNHH HD Saison; y Ngân hàng OCB.

Kiểm tra 04 doanh nghiệp về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Công ty Cổ phần Hàng không VietJet; Công ty TNHH MTV Tài chính Toyota Việt Nam; Công ty Venesa.

 Trong số 14 ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh thường xảy ra tranh chấp tiêu dùng thì dịch vụ tín dụng tiêu dùng thuộc ngành hàng Tài chính, Bảo hiểm, Ngân hàng được người tiêu dùng phản ánh, khiếu nại thông qua Tổng đài nhiều nhất, chiếm tới 21,8% trong tổng số các cuộc gọi được ghi nhận, tư vấn.

Bên cạnh đó, số lượng phản ánh của người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá, dịch vụ; trách nhiệm bảo hành hàng hoá; điều kiện giao dịch… cũng xảy ra khá phổ biến ở các lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng thường ngày (11,7%), điện thoại, viễn thông (11,6%), đồ điện tử gia dụng (11,1%); dịch vụ vận tải (5,7%), y tế, chăm sóc sức khỏe (4,7%). Phản ánh về các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ khác chiếm 27,7% số lượng cuộc gọi được ghi nhận, tư vấn qua tổng đài. 

Ngọc An

Bình luận

Nổi bật

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Theo quy định về thực phẩm của Singapore, các sản phẩm thực phẩm có chứa bất kỳ thành phần nào có thể gây mẫn cảm cho người tiêu dùng đều phải được ghi rõ trên bao bì thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:18

(CL&CS) - Thời gian qua, trên địa bàn một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức mua, bán hàng hóa có giá trị lớn trên không gian mạng, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân.

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 10:21

(CL&CS) - Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.