ĐHĐCĐ VIB thông qua kế hoạch 12.200 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2023

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 vào 15/3. Năm nay, VIB lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 12.200 tỷ đồng, tăng 15,3% so cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) là ngân hàng đầu tiên tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) là ngân hàng đầu tiên tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023.

Tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2016 - 2022 đạt 57%/năm

Ông Đặng Khắc Vỹ, ông Đặng Văn Sơn, ông Hàn Ngọc Vũ, ông Đỗ Xuân Hoàng và bà Nguyễn Thị Bích Hạnh đã được đại hội bầu vào HĐQT nhiệm kỳ IX (2023 - 2027).

Tại đại hội, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB cho biết: Năm 2022, Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục và duy trì xuyên suốt. Kết thúc năm 2022, GDP Việt Nam ghi nhận tăng trưởng hơn 8%, lạm phát kiểm soát ở mức 3,15% từ đó đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có kết quả vĩ mô nổi bật nhất trên bản đồ kinh tế thế giới năm qua.

Năm 2022, VIB bước vào năm đầu tiên giai đoạn 2 (2022 - 2026) của hành trình chuyển đổi chiến lược 10 năm 2017 - 2026. Đây là năm thứ 6 liên tiếp VIB đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu, lợi nhuận, cơ sở khách hàng; và đây là năm thứ 3 liên tiếp VIB đạt hiệu suất sinh lời ROE cao nhất ngành ngân hàng.

Ông Đặng Khắc Vỹ cho biết thêm, trong năm 2022, VIB tiếp tục đưa ra các bộ sản phẩm dịch vụ tinh gọn và cạnh tranh, đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và số hóa, hoàn thiện các công cụ quản lý ở nhiều khối ban và đơn vị vận hành, song song với việc quản lý rủi ro một cách linh hoạt và hiệu quả.

Với khoảng 4,5 triệu khách hàng cá nhân đã được VIB cung cấp các giải pháp tài chính bán lẻ với chất lượng dịch vụ cao và trải nghiệm khách hàng xuất sắc. Nhờ đó VIB tiếp tục ở nhóm đứng đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ, thẻ tín dụng và giao dịch ngân hàng số, tiếp tục chiếm thị phần hàng đầu về phân phối bảo hiểm và cho vay ô tô.

Kết thúc năm 2022, VIB đạt 10.581 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đưa mức tăng trưởng kép (CAGR) lên mức 57%/năm cho giai đoạn 6 năm qua (2017 - 2022). Hiệu suất sinh lời ROE ở mức 30% liên tiếp trong 3 năm qua, mang lại dòng cổ tức cao và đều đặn cho cổ đông, tỷ lệ chi trả cổ tức 40% năm 2020 (bằng cổ phiếu), 35% năm 2021 (bằng cổ phiếu) và 35% năm 2022 (15% tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu).

Empty

Đối với rủi ro tín dụng, VIB là một trong những ngân hàng có rủi ro tập trung thấp nhất, có tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ cao nhất và chi phí tín dụng ở mức thấp, có tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp và cho vay kinh doanh bất động sản thấp nhất thị trường với tỷ lệ chỉ 3% tổng dư nợ.

Đối với rủi ro thị trường, các tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR), tỷ lệ nguồn vốn hắn hạn cho vay trung dài hạn, tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng (NSFR) theo Basel III và các hệ số thanh khoản khác đều ở mức an toàn tối ưu.

Đối với rủi ro hoạt động, VIB không có rủi ro trọng yếu và luôn luôn duy trì hoạt động liên tục để phục vụ khách hàng. Hệ số an toàn vốn (CAR) theo Basell II của VIB hiện đang ở mức 12,8% trong nhóm đầu ngành.

Mục tiêu CAGR tăng 20 - 30% giai đoạn 2022 - 2026

Đại hội đồng cổ đông VIB đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 25.368 tỷ đồng, tăng 20,36%. Đại hội cũng đồng thuận với kế hoạch chi 35% cổ tức năm 2022 cho cổ đông, với mức tối đa 15% cổ tức tiền mặt, 20% cổ phiếu thưởng. Tỷ lệ chia cổ tức cao đã được VIB duy trì thành thông lệ qua nhiều năm, góp phần gia tăng sự tin tưởng và gắn bó của cổ đông dành cho ngân hàng.

Trong giai đoạn tiếp theo, VIB đặt ra các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, tiên phong về nền tảng quản trị vững mạnh, dẫn đầu về số hóa và luôn nhất quán với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chất lượng và quy mô tại Việt Nam. VIB đặt mục tiêu thu hút 10 triệu khách hàng đến năm 2026, lợi nhuận tăng trưởng kép 20 - 30% cho giai đoạn 2022 - 2026, từ đó tăng trưởng năng động và bền vững giá trị vốn hóa cho cổ đông.

Để đạt được các mục tiêu kinh doanh năm 2023 và chiến lược cho giai đoạn chuyển đổi 2022 - 2026, VIB xác định 7 định hướng chiến lược như sau: Bộ sản phẩm toàn diện và vượt trội; Giải pháp sáng tạo, cá thể hóa cho khách hàng và đối tác; Công nghệ và ngân hàng số xuất sắc; Phát triển con người VIB; Thương hiệu hàng đầu; Đi đầu trong việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế; Quản trị rủi ro và tuân thủ vững mạnh.

Empty

Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 do HĐQT đề xuất, bao gồm lợi nhuận trước thuế đạt 12.200 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm trước. Các chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng, huy động vốn đều tăng trưởng mạnh từ 25%. Cụ thể, tổng tài sản đạt 428.500 tỷ đồng, tăng 25%; tổng dư nợ tín dụng đạt 292.500 tỷ đồng, tăng 25%; huy động vốn đạt 292.600 tỷ đồng, tăng 26,2%. Trong đó, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Phó thủ tướng: Vàng đang là nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi

Phó thủ tướng: Vàng đang là nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi

sự kiện🞄Thứ ba, 12/11/2024, 12:01

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, có tình trạng vàng miếng tăng 18 triệu/lượng (25% so với giá vàng thế giới), nguyên nhân là giá vàng thế giới cao, tâm lý, cầu tăng cao, bất động sản đóng băng, sản xuất kinh doanh khó khăn, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ rủi ro… vàng trở thành nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời lý do 'ngân hàng chỉ bán vàng, không mua lại'

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời lý do 'ngân hàng chỉ bán vàng, không mua lại'

sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:46

(CL&CS) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, việc kiểm định chất lượng, hàm lượng vàng khi mua vào rất phức tạp. Bên cạnh đó, giá vàng thế giới diễn biến rất khó lường, doanh nghiệp phải cân nhắc để phòng ngừa rủi ro.

Ngân hàng NCB hoàn tiền cho hóa đơn thanh toán vào ngày 10 hàng tháng

Ngân hàng NCB hoàn tiền cho hóa đơn thanh toán vào ngày 10 hàng tháng

sự kiện🞄Thứ sáu, 08/11/2024, 16:38

(CL&CS) - Chinh phục người tiêu dùng bởi sự tiện lợi và độ bảo mật cao, hình thức thanh toán hóa đơn không tiền mặt đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Người dân còn được hưởng lợi từ các chương trình chiết khấu, hoàn tiền khi lựa chọn thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại trên ứng dụng ngân hàng số.