Đến năm 2025 giảm số lượng các tổ chức tín dụng, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém
(CL&CS) - Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”.
Đề án nhằm tạo bước chuyển rõ rệt, thực chất trong cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; phấn đấu đến năm 2025 giảm số lượng các tổ chức tín dụng, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới, hệ thống các tổ chức tín dụng lành mạnh và phát triển bền vững.

Hình minh họa
Mục tiêu cụ thể của Đề án là triển khai thí điểm áp dụng Basel II (là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) theo phương pháp nâng cao tại các ngân hàng thương mại nhà nước nắm cổ phần chi phối và ngân hàng thương mại cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2025; phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng thương mại đạt tối thiểu 10-11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11-12%.
Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3% (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém).
Đề án nêu nhóm giải pháp cơ cấu lại tổ chức tín dụng. Cụ thể, các tổ chức tín dụng xây dựng phương án và tổ chức triển khai các giải pháp phù hợp theo từng nhóm/khối các tổ chức tín dụng bao gồm: Tăng vốn điều lệ, nâng tỷ lệ an toàn vốn để tăng cường năng lực tài chính và an toàn hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, chất lượng tín dụng...; khuyến khích tham gia mua bán, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng trên cơ sở tự nguyện để gia tăng quy mô, phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh; triển khai và áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025. Tổ chức tín dụng yếu, yếu kém áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật để bảo đảm giữ vững ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Hồng Liên
- ▪Hạn chế rủi ro và phòng, chống rửa tiền trong kinh doanh bất động sản; Chuyển nhượng BĐS phải thanh toán qua ngân hàng
- ▪Hơn 2,2 triệu tỷ cho vay bất động sản, Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ mối nguy cơ
- ▪Vì sao Bộ Tài chính kiến nghị chuyển nhượng bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng?
- ▪Nghịch lý: 2 năm Covid, các ngân hàng lãi lớn trong khi nhiều ngành nghề kinh doanh thua lỗ
Bình luận
Nổi bật
Giá nhà “ngược chiều” với lãi suất, nhiều người vẫn “trăn trở” với giấc mơ mua nhà?
sự kiện🞄Thứ hai, 03/03/2025, 13:19
Mặc dù lãi suất cho vay giảm nhưng giá nhà lại có xu hướng nhích lên. Điều này khiến giấc mơ an cư của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ vẫn trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Thị trường căn hộ phía nam “rộn ràng” sau Tết, tạo đà cho thị trường ở giai đoạn mới?
sự kiện🞄Thứ hai, 03/03/2025, 13:19
Vừa kết thúc kì nghỉ Tết, nhiều người đã tất bật đi tìm mua căn hộ tại khu vực phía Nam khiến cho thị trường này đang cực kỳ sôi động. Dường như tâm lý tháng Giêng không là “tháng ăn chơi” đã không còn nữa.
Thị trường bất động sản bán lẻ đón cơ hội phát triển và tăng trưởng?
sự kiện🞄Thứ hai, 03/03/2025, 13:19
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá tăng trưởng tích cực dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cũng như phát triển thị trường trong nước. Các chuyên gia nhận định, những yếu tố tích cực sẽ đem lại nhiều cơ hội triển vọng và triển vọng cho bất động sản phục vụ thị trường bán lẻ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.