Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

(CL&CS) - Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.

Theo dự thảo, dự án nguồn điện mặt trời và điện gió có hệ thống lưu trữ điện và có đấu nối với hệ thống điện quốc gia được hưởng cơ chế ưu đãi như: Ưu tiên huy động nguồn điện theo quy định hiện hành về hệ thống điện và thị trường điện; Hệ thống lưu trữ điện của dự án điện từ nguồn điện mặt trời và điện gió là hàng hóa, sản phẩm được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế theo quy định pháp luật…

điện gió

Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất quy định chính sách ưu tiên, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển phù hợp công nghệ điện gió, điện mặt trời.

Cụ thể: Việc nghiên cứu, phát triển công nghệ trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam được khuyến khích và hỗ trợ phát triển theo quy định tại Điều 8 Luật Điện lực và quy định pháp luật có liên quan.

Nhà nước ưu tiên thực hiện các chương trình nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất tấm quang năng, tua bin điện gió, thiết bị chuyển đổi nguồn điện.

Đáng chú ý nhất là nội dung về cơ chế, chính sách phát triển điện gió ngoài khơi. Để khuyến khích phát triển nguồn điện này, Bộ Công Thương đề xuất miễn tiền sử dụng khu vực biển trong thời gian xây dựng. Giảm 50% tiền sử dụng khu vực biển trong thời hạn 12 năm kể từ khi đưa vào vận hành. Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng.

Sau thời gian xây dựng việc miễn, giảm được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và đất đai. Sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn là 80% trong thời hạn trả nợ gốc vốn vay nhưng không quá 12 năm đối với dự án bán điện lên hệ thống điện quốc gia.

Ngoài các ưu đãi trên, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được miễn bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư; được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cấp tín dụng vượt giới hạn đối với một khách hàng và người có liên quan cho dự án điện gió ngoài khơi theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

Về điều kiện nhà đầu tư thực hiện dự án điện gió ngoài khơi, theo đề xuất của Bộ Công Thương nhà đầu tư nước ngoài thực hiện, tham gia thực hiện đầu tư, tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió ngoài khơi phải bảo đảm điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, được lựa chọn hình thức đầu tư và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, nhà đầu tư phải đã triển khai ít nhất 01 dự án điện gió ngoài khơi có quy mô tương đương tại Việt Nam hoặc trên thế giới; Có năng lực tài chính, phương án huy động vốn hoặc cam kết cho vay, có nhân lực, chuyên môn, kinh nghiệm để triển khai dự án. Có giá trị tổng tài sản ròng trong 03 năm gần nhất đã được kiểm toán lớn hơn tổng mức đầu tư dự kiến của dự án.

Đồng thời những dự án này, phải có sự tham gia của nhà đầu tư trong nước. Tổng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế tối đa 65%; Có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao.

Về phía nhà đầu tư trong nước, phải có năng lực tài chính, phương án huy động vốn hoặc cam kết cho vay, có nhân lực, chuyên môn, kinh nghiệm để triển khai dự án.

Về lựa chọn nhà đầu tư dự án, trừ các dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự đầu tư kinh doanh điện gió ngoài khơi bán điện lên hệ thống điện quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, điện lực.

Ngoài ra, mức trần giá điện trong hồ sơ mời thầu không cao hơn mức giá tối đa của khung giá phát điện do Bộ này ban hành; Giá điện trúng thầu lựa chọn nhà đầu tư là giá điện tối đa để bên mua điện đàm phán với nhà đầu tư trúng thầu.

Đối với các dự án điện gió ngoài khơi sản xuất điện để xuất khẩu không thông qua hệ thống điện quốc gia, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu.

Ngoài ra, dự án do nhà đầu tư trong nước thực hiện. Trường hợp có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, phải bảo đảm tổng tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế của nhà đầu tư trong nước trên 50%; Giá xuất khẩu điện không thấp hơn mức giá cao nhất của khung giá phát điện trong nước tương ứng với loại hình phát điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành; Mức đóng góp ngân sách nhà nước cao nhất.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Yên Bái hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất thông minh

Yên Bái hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất thông minh

sự kiện🞄Thứ hai, 17/02/2025, 07:01

(CL&CS)- Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng công cụ hỗ trợ cho sản xuất, dịch vụ thông minh.

Căn hộ hạng B chiếm 88% nguồn cung thị trường Hà Nội trong năm 2025

Căn hộ hạng B chiếm 88% nguồn cung thị trường Hà Nội trong năm 2025

sự kiện🞄Thứ bảy, 15/02/2025, 06:53

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận Tư vấn và nghiên cứu Savills Hà Nội cho biết, phần lớn nguồn cung tập trung ở phân khúc căn hộ hạng B, căn hộ hạng A dẫn tới giá chung cư khó giảm trong năm 2025 và có xu hướng đi ngang hoặc tăng.

6 thị trường xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD

6 thị trường xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD

sự kiện🞄Thứ sáu, 14/02/2025, 14:51

(CL&CS) - Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu năm 2025, xuất khẩu của Việt Nam có 6 thị trường/khu vực thị trường đạt trên 1 tỷ USD. Tổng trị giá xuất khẩu sang 6 thị trường/khu vực thị trường này đạt 26,01 tỷ USD, chiếm gần 80% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.