Thứ bảy, 17/07/2021, 08:40 AM

Đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất sang thị trường Nga

(CL&CS) - Người tiêu dùng Nga quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã thiết kế và hơn thế nữa là giá thành sản phẩm phù hợp. Vì vậy, các doanh nghiệp Viêt Nam cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật cũng như bắt nhịp được xu hướng tiêu dùng tại thị trường này.

Tại Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam - Liên bang Nga, ông Dương Hoàng Minh (Tham tán Thương mại, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga) đã cung cấp các thông tin về tình hình hợp tác thương mại giữa hai nước trong bối cảnh Covid-19, trọng tâm lĩnh vực là xây dựng và đồ nội thất. 

Theo đó, trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – LB Nga đạt 2,21 tỷ USD tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất khẩu đạt 1,37 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2020 và nhập khẩu đạt 845 triệu USD giảm 0.22% so với cùng kỳ năm 2020. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là máy tính, điện thoại và linh kiện điện tử, dệt may, da giày và máy móc thiết bị điện tử,…

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nga trọng tâm các loại khoáng sản, sắt thép, than các loại… Trong đó, gỗ và các sản phẩm từ gỗ là ngành hàng Việt Nam đang nhập siêu khá lớn từ Nga với 13 triệu USD.

Nga hiện đứng thứ 25 trong tổng số 139 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đạt 956,73 triệu USD (148 dự án). Các dự án đầu tư của Nga tập trung chủ yếu vào các ngành dầu khí, công nghiệp chế tạo, khai khoáng, giao thông vận tải, viễn thông, nuôi trồng và đánh bắt hải sản.

Ông Dương Hoàng Minh cũng chia sẻ, dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu gây ảnh hưởng mạnh đến hàng loạt chuỗi cung ứng hàng hóa trên thị trường thế giới, trong đó có ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. Thế nhưng, bất chấp diễn biến phức tạp của dịch bệnh từ các quốc gia nói chung, trong nước nói riêng, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam vẫn vượt ngoài mong đợi.

Ông Oleg Numerov - Phó trưởng ban kinh doanh lâm nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Hiệp hội chế biến gỗ và gỗ nội thất Nga đã gửi tới các đại biểu, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam thông tin về doanh nghiệp Nga và nhu cầu xuất nhập khẩu của họ, trọng tâm ngành xây dựng và đồ nội thất.

Ông Oleg Numerov cũng cho biết, người tiêu dùng Nga quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã thiết kế và hơn thế nữa là giá thành sản phẩm phù hợp. Để tiếp cận và khai thác hiệu quả thị trường Liên bang Nga, các doanh nghiệp Viêt Nam cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật cũng như bắt nhịp được xu hướng tiêu dùng tại thị trường này.

“Hy vọng rằng, sau hội nghị, các doanh nghiệp Việt Nam và Nga sẽ tiến tới tìm hiểu sâu hơn và sẽ có những ký kết hợp đồng trong thời gian tới”- Ông Oleg Numerov nói.

2106_xuatkhaugo1212

Để tiếp cận và khai thác hiệu quả thị trường Nga, các doanh nghiệp Viêt Nam cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật và bắt nhịp được xu hướng tiêu dùng (Ảnh: BP)

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, xúc tiến thương mại, đầu tư phát triển công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại đã và đang nỗ lực kiến tạo, tổ chức các giải pháp xúc tiến thương mại đầu tư mới dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, duy trì kết nối thường xuyên với các đối tác, các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài để tìm hiểu các nhà đầu tư sau dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Ông Sergey Ianchenko – Phó Trưởng đại diện Cơ quan Thương mại Liên Bang Nga tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là quốc gia nhiều tiềm năng.

Ông cũng cho biết, từ khi Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu ký kết và thực hiện Hiệp định thương mại tự do (FTA) năm 2016, hợp tác kinh tế thương mại giữa khối EAEU hay EEU (Liên minh Kinh tế Á Âu: Eurasian Economic Union) và Việt Nam nói chung và Việt Nam với Liên bang Nga nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, tăng cường trao đổi thương mại, dịch vụ, đầu tư song phương và mở rộng quan hệ hợp tác trong khu vực. Ước tính, từ khi Hiệp định có hiệu lực vào cuối năm 2016, tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước EAEU trung bình hàng năm đã đạt vào khoảng gần 30%.

Tại Hội nghị, bà Regina Budarina  - Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Nga - Việt được cộng đồng doanh nghiệp hai nước quan tâm và trao đổi sôi nổi. Các doanh nghiệp chủ động đặt câu hỏi, tìm hiểu những vấn đề về hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, đối tác, và những chính sách hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước cũng như hoạt động xúc tiến đầu tư công nghiệp trong thời kỳ Covid-19...

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58

(CL&CS) - Thứ cây xòe bẹ mập mọng nước này trồng xen trong vườn cà phê, ai ngờ chị nông dân Lâm Đồng có thu nhập tốt.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - ISO 3834 không phải là một tiêu chuẩn sản phẩm nhưng nó thường được sử dụng như những yêu cầu của sản phẩm, được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp hàn, nhằm để kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng. Những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường.

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng (VLXD), ngày 01/11/2024 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BXD như một giải pháp đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao vị thế ngành trên thị trường quốc tế.