Thứ ba, 23/04/2024, 15:32 PM

Đào tạo chuyên gia kiểm kê khí nhà kính cho sản phẩm thép

(CL&CS) - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) vừa phối hợp với BSI Việt Nam tổ chức khóa đào tạo chuyên gia về kiểm kê KNK theo yêu cầu của TCVN ISO 14067/ISO 14067 và CBAM cho sản phẩm thép.

Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 01/2022/QĐ-TTg, 1.912 cơ sở phát thải khí nhà kính (KNK) trên cả nước thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê KNK từ năm 2025. Trong đó, lĩnh vực luyện kim thuộc phạm vi phải kiểm kê KNK của ngành Công thương, theo Thông tư số 38/2023/TT-BCT ngày 27/12/2023 của Bộ Công Thương.

Ngoài ra, ngày 14/07/2021, Ủy ban Châu Âu (EU) đã thông qua Cơ chế điều chỉnh biên giới về carbon (CBAM), yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào EU phải công bố lượng phát thải trong các sản phẩm nhập khẩu, mua và nộp lượng chứng chỉ CBAM tương ứng. Sản phẩm thép là một trong 6 nhóm sản phẩm mà doanh nghiệp nhập khẩu vào EU phải thực hiện báo cáo kiểm kê và chịu sự ảnh hưởng của thuế carbon.

1

Hàng hóa chịu sự điều chỉnh của CBAM.

Việc xác định và định lượng các nguồn phát thải sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và đưa ra biện pháp giảm phát thải hiệu quả và tiết kiệm. Bên cạnh đáp ứng quy định pháp luật, việc công khai dữ liệu về dấu chân carbon cũng sẽ cải thiện hình ảnh doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh, đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của người tiêu dùng và nhà đầu tư về sản phẩm "xanh". Dấu chân carbon cũng là yêu cầu tiên quyết để sản phẩm có thể thâm nhập thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn TCVN ISO 14067/ISO 14067 quy định các nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn định lượng dấu chân carbon của sản phẩm. Tiêu chuẩn này giúp định lượng các phát thải KNK liên quan đến toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khai thác tài nguyên, sản xuất đến khi kết thúc vòng đời.

Việc đánh giá dấu chân carbon đòi hỏi phải sử dụng nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác, nhất quán và minh bạch. Các dữ liệu này cần được phân tích, đánh giá bởi các chuyên gia có hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, chuỗi cung ứng và hoạt động của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả đánh giá, các chuyên gia sẽ đưa ra các khuyến nghị để triển khai biện pháp giảm phát thải KNK.

2

Lãnh đạo Tổng cục TCĐLCL và các chuyên gia tham dự khóa đào tạo.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực chuyên môn trong lĩnh vực này, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đã phối hợp với BSI Việt Nam tổ chức khóa đào tạo chuyên gia về kiểm kê KNK theo yêu cầu của TCVN ISO 14067/ISO 14067 và CBAM cho sản phẩm thép. Khóa đào tạo cung cấp cho các chuyên gia các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện kiểm kê KNK cho sản phẩm thép, góp phần triển khai hiệu quả các quy định về kiểm kê KNK, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính hướng đến Net Zero vào năm 2050.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS) - Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư, chú trọng vào việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, thể hiện rõ nét nhất là việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:28

(CL&CS) - Sự ra đời của TCVN 5603:2023 giúp nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực vào tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.

Áp dụng hiệu quả ISO 9001 – tránh sự chồng chéo, rút ngắn thời gian giải quyết công việc hành chính

Áp dụng hiệu quả ISO 9001 – tránh sự chồng chéo, rút ngắn thời gian giải quyết công việc hành chính

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:25

(CL&CS) - Việc triển khai áp dụng ISO 9001 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước giúp vận hành cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiệu quả hơn, nhất là khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tránh sự chồng chéo, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đảm bảo đúng luật, nâng cao mức độ hài lòng của người dân…