Thứ hai, 22/04/2024, 14:23 PM

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sửa đổi luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

(CL&CS)- Ngày 19/4, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Tham dự hội thảo có ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, bà Nguyễn Thị Mai Hương – Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn và hợp quy, đại diện các đơn vị thuộc Tổng cục, các Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng địa phương, các Hiệp hội và doanh nghiệp.

7e586e21ec3e42601b2f

Ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (CLSPHH) có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Trong quá trình triển khai Luật CLSPHH cho đến hiện nay, một số nội dung cần sửa đổi để phù hợp với thực tiễn.

“Nếu không sửa đổi Luật CLSPHH một cách căn bản để giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thì hoạt động của chúng ta vẫn sẽ tiếp tục còn nhiều bất cập”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hiệp, nội dung sửa đổi Luật CLSPHH tập trung vào 4 chính sách, trong đó chính sách quan trọng nhất là hạ tầng chất lượng quốc gia hướng đến phát triển bền vững. Hạ tầng chất lượng quốc gia không chỉ đơn thuần làthử nghiệm, chứng nhận, công nhận mà còn gắn với hoạt động về tiêu chuẩn hóa và đo lường. Luật CLSPHH dự kiến sẽ được Chính phủ trình Quốc hội vào năm 2025. 

Tham luận về các nội sung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CLSPHH, bà Nguyễn Thị Mai Hương – Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn và Hợp quy cho biết, các chính sách đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CLSPHH gồm 4 chính sách: Thứ nhất là sửa đổi xác định SPHH nhóm 2 và hoạt động kiểm tra chất lượng SPHH; Thứ hai là ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc SPHH; Thứ ba là phát triển Hạ tầng chất lượng quốc gia bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Thứ tư là tăng cường tính hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng SPHH, đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý để phù hợp tình hình thực tế hiện nay.

e1dbb9303f2f9171c83e

 Bà Nguyễn Thị Mai Hương – Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn và Hợp quy

Cũng theo bà Hương nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CLSPHH được chia làm 9 nhóm nội dung. Trong đó, nhóm nội dung 1 là các thuật ngữ, định nghĩa về “Sản phẩm; Hàng hoá; Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh; Thử nghiệm kiểm chứng; Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về đánh giá sự phù hợp; Mã vạch; Mã số; Nhãn điện tử; Thống nhất với luật sửa đổi bổ sung SĐBS Luật TC&QCKT” được thay đổi về cơ bản.

Cũng tại hội thảo, báo cáo rà soát các văn bản liên quan đến sửa đổi, bổ sung Luật CLSPHH, ông Nghiêm Thanh Hải – Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn và hợp quy cho biết, đến nay đã rà soát 75 Luật, Bộ luật, trong đó, 56 Luật, Bộ luật có nội dung QPPL về quản lý chất lượng, ĐGSPH.

2674d612ad0c03525a1d

Trong khuôn khổ hội thảo đã diễn ra phiên thảo luận giải đáp những thắc mắc, khó khăn, ghi nhận các góp ý trong sửa đổi Luật CLSPHH giữa chuyên gia và đại biểu tham dự.

PV

Bình luận

Nổi bật

Việc phát huy truyền thống đoàn kết Việt Nam - Campuchia - Lào càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết

Việc phát huy truyền thống đoàn kết Việt Nam - Campuchia - Lào càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết

sự kiện🞄Thứ hai, 26/05/2025, 13:32

Tại cuộc gặp ngày 26/5, ba Thủ tướng Việt Nam - Campuchia - Lào nhấn mạnh việc giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa Việt Nam - Campuchia - Lào càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết, là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy hợp tác gắn bó chặt chẽ giữa ba nước.

FSSC 22000 – 'Hộ chiếu vàng' đưa thực phẩm Việt vươn ra thế giới

FSSC 22000 – 'Hộ chiếu vàng' đưa thực phẩm Việt vươn ra thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 20:51

(CL&CS) - Trong bối cảnh ngành thực phẩm ngày càng chịu sự giám sát chặt chẽ từ thị trường quốc tế, việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu đã trở thành yêu cầu sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Trong số đó, FSSC 22000 đang nổi lên như một “tấm hộ chiếu vàng” giúp hàng Việt tự tin thâm nhập các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

ISO ra mắt tiểu ban đầu tiên về tiêu chuẩn hóa cảng và nhà ga

ISO ra mắt tiểu ban đầu tiên về tiêu chuẩn hóa cảng và nhà ga

sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 13:49

(CL&CS) - Mới đây, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) chính thức thành lập tiểu ban đầu tiên chuyên về tiêu chuẩn hóa cảng và nhà ga.