Đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2022

(CL&CS)- Đúng 9h00 sáng nay, 4/1, tại Sở GDCK Hà Nội (HNX), vào thời khắc mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của năm mới, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã thực hiện nghi thức đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của năm 2022 ...

 Kết quả đáng ghi nhận

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực của Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN), các Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch, thành viên thị trường và công chúng đầu tư đã cùng tạo dựng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Điểm lại năm 2021, Bộ trưởng cho biết, đất nước ta có nhiều sự kiện trọng đại, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và các kế hoạch 5 năm 2021-2025 trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Trong bối cảnh đó, nền kinh tế nước ta vẫn có sự tăng trưởng đáng ghi nhận với mức tăng GDP khoảng 2,59%, các yếu tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái... vẫn được duy trì ở mức ổn định, thu hút đầu tư tăng nhanh. Đặc biệt các lĩnh vực tài chính, ngân sách và chứng khoán đạt thành tựu quan trọng. Thu ngân sách vượt 16,4% so với dự toán, trong đó thu trên thị trường chứng khoán khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm trước.

Đặc biệt, TTCK Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chỉ số VNIndex tăng thêm 35,7% so với mốc lịch sử là 1.498 điểm vào phiên cuối năm, thanh khoản đạt mức gấp 2,6 lần 2020, đạt 26,6 nghìn tỷ đồng/phiên, đặc biệt giá trị giao dịch chứng khoán trong tháng 9 liên tục đạt trên 1 tỷ USD, có những phiên lên tới  2 tỷ USD. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7,77 triệu tỷ đồng, tăng 46,8%, đạt 123% so với GDP 2020 chưa điều chỉnh, 92,6% so với GDP đã điều chỉnh. Số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán đạt mức kỷ lục (trên 1,5 triệu tài khoản), bằng 4 năm trước đó cộng lại. Giá trị huy động vốn qua TTCK tăng 25% so với năm 2020, trong đó phát hành cổ phiếu và TPDN đạt 155.588 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với năm trước. Huy động vốn cho ngân sách Nhà nước đạt 318 nghìn tỷ đồng với kỳ hạn huy động bình quân dài nhất 13,92 năm và lãi suất huy động bình quân thấp nhất đạt 2,3% năm, góp phần quan trọng vào tái cơ cấu nợ công của Chính phủ.

“Có thể nói, năm 2021 nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng đạt được những kết quả đáng ghi nhận…”- Bộ trưởng khẳng định.

Hoàn thiện thể chế để bịt các "lỗ hổng"...

Bước sang năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đánh giá, đây tiếp tục là một năm khó khăn. “Chúng ta vẫn đứng trước nguy cơ, thách thức của đại dịch COVID- 19 dẫn tới lạm phát tăng cao, nền kinh tế thế giới đang còn khó khăn, với những thay đổi, biến đổi liên tục thất thường của các hoạt động kinh tế…”- Bộ trưởng lưu ý, đồng thời chỉ đạo ngành chứng khoán cần luôn đổi mới, chủ động để đạt được mục tiêu của mình và đạt được thành công trong năm 2022.

Sự kiên được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Sự kiên được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Bộ trưởng giao 4 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2022. Trong đó, Bộ trưởng nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là tập trung hoàn thiện thể chế, từ Luật đến Nghị định, Chiến lược phát triển của ngành chứng khoán, các thông tư và các quy định pháp luật có liên quan để bịt các lỗ hổng, đảm bảo cho TTCK phát triển một cách lành mạnh, minh bạch, đúng đắn. 

Nhiệm vụ thứ hai là, hoàn thiện xây dựng bộ máy, sau khi thành lập Sở GDCK Việt Nam, cần tiếp tục bố trí, sắp xếp công tác tổ chức, bộ máy một cách linh hoạt nhất, hiệu quả nhất, chất lượng nhất. Tập trung cơ cấu lại theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chuyên môn hóa cao. Bộ máy tốt, con người tốt sẽ có vai trò đảm bảo thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Thứ ba, xây dựng hệ thống trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, chuyên nghiệp để thuận lợi cho kinh doanh và thuận lợi trong công tác quản lý.

Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lí vi phạm, trục lợi trên TTCK.

  Thay mặt UBCKNN, Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng và khẳng định nhiệm vụ Bộ trưởng giao là những mục tiêu quan trọng để ngành chứng khoán thực hiện trong năm 2022, những năm tiếp theo và cho giai đoạn 10 năm tới.

Chủ tịch UBCKNN cam kết, UBCKNN và ngành chứng khoán sẽ cụ thể hóa thành các chương trình hành động cho năm 2022 và thể hiện đầy đủ trong chiến lược phát triển TTCK trong 10 năm tới.

Nhị Thanh

Bình luận

Nổi bật

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08

(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.