Đạm Phú Mỹ: Lợi nhuận lập kỷ lục nhưng cổ phiếu rơi tự do

(CL&CS) - Giá cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ đã giảm 36% trong hai tháng vừa qua và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nhiều nhà đầu tư vỡ mộng "giấc mơ làm giàu" trên thị trường chứng khoán dù công ty lập lợi nhuận cao kỷ lục.

Doanh thu, lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ lập mức cao nhất lịch sử cũng đồng nghĩa nông dân điêu đứng.

Doanh thu, lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ lập mức cao nhất lịch sử cũng đồng nghĩa nông dân điêu đứng.

Năm 2021, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ) đạt 12.786 tỷ đồng doanh thu và 3.117 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 64,7% và 350,9% so cùng kỳ năm trước (YoY). Dù doanh thu chỉ cao ở mức thứ hai trong lịch sử nhưng lợi nhuận sau thuế lập kỷ lục mọi thời đại của công ty. Điều này giúp cổ phiếu DPM tăng 174,2% trong năm 2021.

Sang quý 1/2022, Đạm Phú Mỹ lập kỷ lục mới khi đạt 5.829 tỷ đồng doanh thu, 2.114 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; tăng lần lượt 199,7% và 1.138,3% YoY. Như vậy, lợi nhuận sau thuế quý 1/2022 lớn hơn lợi nhuận sau thuế của một số năm và chỉ thấp hơn năm 2011, 2012, 2013 và 2021. Điều này giúp cổ phiếu DPM tăng 37,2% trong quý vừa qua.

Thế nhưng gió đã xoay chiều, cổ phiếu DPM bắt đầu lao dốc 36,2% sau khi lập đỉnh cao nhất lịch sử 77.000 đồng/cổ phiếu vào 19/4/2022.

Mới đây, Đạm Phú Mỹ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 vào 23/6 đã thông qua kết hoạch kinh doanh với doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong lịch sử. Công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 17.239 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 3.473 tỷ đồng.

Nguyên nhân vì sao, kết quả kinh doanh tốt lên nhưng giá cổ phiếu đi xuống? Cổ phiếu DPM đã tăng 748% từ đáy của năm 2020 đến đỉnh 2022 do nhà đầu tư kỳ vọng sự tăng giá của phân bón giúp doanh thu, lợi nhuận tăng đột biến.

Tuy nhiên, giá ure trên thế giới đã giảm 30% sau khi đạt đỉnh vào trung tuần tháng 4/2022. Thị trường phân bón của Việt Nam có độ trễ so với giá thế giới nhưng không tránh khỏi xu hướng giảm giá trên toàn cầu.

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá ure trong nước vào giữa tháng 6/2022 đã giảm khoảng 2 triệu đồng/tấn so với đầu năm. Trong đó, giá ure Đạm Phú Mỹ bán buôn cho các đại lý từ mức 17 triệu đồng/tấn vào hồi đầu năm thì đến nay đã giảm xuống còn 15 triệu đồng/tấn. Giá bán lẻ nhiều loại phân bón như ure, DAP, NPK, Kali... đã giảm ít nhất từ 20.000 - 50.000 đồng/bao 50kg so với cùng kỳ năm trước.

Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư của CTCP Chứng khoán (SSI Research) nhận định, giá ure có thể đã đạt đỉnh trong tháng 3 vừa qua và có thể giảm mạnh từ tháng 6 trở đi khi Trung Quốc dần nới lỏng chính sách xuất khẩu và vấn đề thiếu than dần được khắc phục.

Khi giá phân bón giảm khiến kỳ vọng về doanh thu, lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ giảm sút và có thể về mức của năm 2018 - 2019. Điều này ảnh hưởng tâm lý đến nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu DPM khiến cổ phiếu giảm dần và có thể về dưới mức 14.000 đồng/cổ phiếu (tương đương mức giảm 80% từ đỉnh) trong khoảng thời gian vài năm tới.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Năm 2024, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 37.148 tỷ đồng, tăng 12%

Năm 2024, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 37.148 tỷ đồng, tăng 12%

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 09:27

(CL&CS) - CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa triển khai định hướng và kế hoạch kinh doanh của năm 2024 với doanh thu tăng 12%, lợi nhuận sau thuế tăng 6% so với năm 2023.

Vinacafé Biên Hòa trả cổ tức năm 2023 bằng tiền đến 25.000 đồng/cổ phiếu

Vinacafé Biên Hòa trả cổ tức năm 2023 bằng tiền đến 25.000 đồng/cổ phiếu

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 13:12

(CL&CS) - Vinacafé Biên Hòa thường xuyên trả cổ tức bằng tiền ở mức cao với hàng chục ngàn đồng cho mỗi cổ phiếu. Công ty dự định chia cổ tức 25.000 đồng/cổ phiếu cho năm 2023.

FPT Retail đặt mục tiêu 100 trung tâm vaccine mở mới trong năm 2024

FPT Retail đặt mục tiêu 100 trung tâm vaccine mở mới trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 13:07

(CL&CS) - Đây là bước tiến quan trọng góp phần hình thành hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) trong tương lai.