Thứ bảy, 18/11/2023, 17:28 PM

Đại học Y Hà Nội đạt chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục chu kỳ 2

(CL&CS)- Trường ĐH Y Hà Nội vừa đón nhận Quyết định và Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện đánh giá.

Tại Lễ đón nhận, bà Tạ Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, việc đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục được coi như sự kế thừa cũng như đo lường giá trị gia tăng của trường đại học trong quá trình phát triển và tiếp cận các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Đối với trường Đại học Y Hà Nội, Trung tâm đã kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Nhà trường chu kỳ 1 (giai đoạn 2012- 2017). Khi đó, Nhà trường đã tiếp cận với các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo để định hình tất cả vấn đề về quản trị nhà trường, các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ phục vụ cộng đồng. Chính vì vậy, Nhà trường nằm trong nhóm 20% trường đại học có tỷ lệ tiêu chí đạt rất cao.

z4888876845304ae8b3cd3098cc3f90e047be1ba44886a-1-1700204366330478641219

Lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội đón nhận Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học lần thứ 

GS.TS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Hà Nội chia sẻ, thông qua đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục lần này, Nhà trường đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm rất lớn, đặc biệt đối với hệ thống quản lý của Nhà trường, từ cách tổ chức triển khai, lưu trữ dữ liệu, vai trò giám sát của Hội đồng trường và Đảng uỷ với công tác quản lý…

Thời gian tới, Nhà trước sẽ tiếp tục cố gắng, nỗ lực để "biến" những tiêu chí, tiêu chuẩn trong bảng đánh giá thành thường quy và hiệu quả hơn.

GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cũng chia sẻ, để được công nhận đánh giá kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục lần thứ 2, Nhà trường đã rất nỗ lực, nhất là trong quản trị đại học. Để tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của Nhà trường, GS Nguyễn Hữu Tú cho rằng, rất cần sự vào cuộc, đồng lòng, quyết tâm của tất cả thầy cô, cán bộ, nhân viên của Nhà trường, đặc biệt là thầy cô trong ban quản lý của Nhà trường.

Đây là lần thứ 2, trường Đại học Y Hà Nội đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học. Trường nằm trong nhóm 70 cơ sở giáo dục đầu tiên của Việt Nam được đánh giá chất lượng chu kỳ 2 trong số 117 cơ sở giáo dục được đánh giá chất lượng theo bộ tiêu chuẩn cũ.

Hiện, cả nước mới chỉ có 80 cơ sở giáo dục được kiểm định đánh giá chất lượng chu kỳ 2.

Tính đến ngày 30/9/2023, cả nước mới có 196 lượt cơ sở giáo dục đại học được kiểm định đánh giá chất lượng, trong đó có 186 cơ sở giáo dục được công nhận chất lượng. Theo Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, những con số này cho thấy, vẫn còn không ít cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn, tiêu chí để được công nhận chất lượng.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:25

(CL&CS)- Chiều ngày 26/4, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông tổ chức triển lãm các thành tựu sau 4 năm chuyển đổi số (2020 - 2024) và Workshop: Từ nhà máy thông minh đến ngôi nhà thông minh tại Trung tâm hội nghị quốc gia.

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS)- Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với UBND thị xã Quế Võ tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Dưa gang muối Quế Võ”.

Kỹ thuật hạt nhân phát triển vật liệu tiên tiến

Kỹ thuật hạt nhân phát triển vật liệu tiên tiến

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 14:54

(CL&CS) - Từ đóng gói thực phẩm năng động dựa trên vật liệu nanocompozit chứa tinh dầu, đến polyme siêu hấp thụ ghép mạch bức xạ, vật liệu tiên tiến được xử lý bằng bức xạ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lãng phí thực phẩm, nâng cao hiệu suất nông nghiệp, cải thiện chăm sóc sức khỏe và hơn thế nữa.