Đại dịch Covid-19 giúp người giàu càng giàu hơn

(CL&CS) - Người nghèo chật vật để tồn tại trong đại dịch Covid-19 nhưng người giàu càng giàu hơn bởi họ có nhiều tiềm lực và sở hữu các sản phẩm tài chính tăng giá chóng mặt trong 1-2 năm qua.

Elon Musk - ông chủ của Tesla và SpaceX đang là người giàu nhất thế giới với tài sản trị giá 236 tỷ USD, tăng gần 12 lần từ đầu năm 2020 đến nay.

Elon Musk - ông chủ của Tesla và SpaceX đang là người giàu nhất thế giới với tài sản trị giá 236 tỷ USD, tăng gần 12 lần từ đầu năm 2020 đến nay.

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), suy thoái kinh tế năm 2008 khiến tài sản của các hộ gia đình Mỹ tổn thất 8.000 tỷ USD. Nhưng đại dịch Covid-19, tài sản của họ lại tăng 13.500 tỷ USD vào năm 2020. Từ đầu năm đến nay, tài sản của 10 tỷ phú giàu nhất thế giới tăng thêm 27%, tương đương 300,5 tỷ USD và đạt 1.417 tỷ USD, tuy nhiên người nghèo tại các nước đang phát triển lại chật vật tồn tại trong đại dịch.

Vì sao có hiện tượng dịch Covid-19 khiến người nghèo lại càng thêm nghèo đi, rơi vào nợ nần nhưng người giàu thì giàu hơn, chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh cho rằng có 4 nguyên nhân chính: Thị trường tài chính tăng; những gói kích cầu; tiết kiệm nhiều hơn; ít xài tiền hơn và muốn xài cũng ít chỗ xài, nhu cầu giảm xuống.

Thị trường tài chính tăng

Trong kỷ nguyên hiện đại, đại dịch Covid-19 có phạm vi ảnh hưởng chưa từng có đến tình hình xã hội, kinh tế trên toàn thế giới. Tại Mỹ, để giữ cho nền kinh tế không lao dốc, chính phủ đã chi hàng ngàn tỷ USD trong đó có khoản "tiền trực thăng" chạy thẳng vào tài khoản của người dân Mỹ. Tại nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng có hiện tượng tương tự như Mỹ.

Vì nền kinh tế phong tỏa, người dân ít có cơ hội xài tiền nên họ ngồi ở nhà vẫn có thể dùng số tiền này để đầu tư vào các sản phẩm tài chính như: Chứng khoán, bất động sản, vàng, tiền mã hóa… giúp các sản phẩm này tăng giá chóng mặt. Nhưng đây là những tài sản mà chỉ có người giàu mới sở hữu khối lượng lớn còn người nghèo sở hữu rất ít hoặc không có, thậm chí nhiều người phải nhận trợ cấp, chạy ăn từng bữa.

Chỉ số S&P 500 và DowJones của thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng giá lần lượt 38% và 24% từ đầu năm 2020 đến nay. Nếu tính từ đáy của năm 2020 đến nay, hai chỉ số này tăng giá lần lượt 104% và 94%.

Khi kinh tế suy thoái, giá nhà có xu hương giảm nhưng đại dịch Covid-19 thì ngược lại. Đại dịch đã thúc đẩy nhu cầu nhà ở tăng lên nhưng nguồn cung khan hiếm đã làm cho tình trạng thiếu hụt càng trầm trọng. Giá nhà tăng khiến người sở hữu giàu thêm nhưng cơ hội mua nhà của người nghèo càng xa tầm tay.

Giá vàng thế giới trong năm 2020 đã lập kỷ lục lịch sử cao nhất mọi thời đại khi đạt 2.075,14 USD/t oz. Giá vàng trong năm 2020 có mức tăng 25%, đây tỷ lệ tăng giá cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Tiền mã hóa mà nổi bật là Bitcoin đã lập kỷ lục thế giới khi đạt 64.374 USD cho mỗi đồng coin. Năm 2020, Bitcoin tăng giá 301% và tiếp tục tăng thêm 112% trong năm nay giúp đồng tiền mã hóa này tăng giá gần 81 triệu lần kể từ 5/10/2009 - thời điểm Bitcoin được đưa vào giao dịch với giá 0,000076 USD.

Cách đây 2 năm, ông chủ của Tesla và SpaceX là Elon Musk có tài sản khoảng 20 tỷ USD và xếp hạng 40 của thế giới. Hiện nay, để vô top 40 người giàu của thế giới thì tài sản phải hơn 33 tỷ USD. Nhờ cổ phiếu của Tesla tăng vù vù, tài sản người giàu nhất hành tinh Elon Musk đạt mức cao kỷ lục 236 tỷ USD, tăng gần 12 lần trong 21 tháng vừa qua.

Từ đầu năm đến nay, tổng tài sản của top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới tăng thêm 300,5 tỷ USD và đạt 1.417 tỷ USD. Ngoại trừ tỷ phú Bill Gates thì 9 người còn lại trong top 10 đều có tài sản gia tăng khủng khiếp, tăng bình quân 33,4 tỷ USD/người.

Top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới. Từ đầu năm đến nay, tài sản của những người này tăng thêm 300,5 tỷ USD. Nguồn: Bloomberg/billionaires

Top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới. Từ đầu năm đến nay, tài sản của những người này tăng thêm 300,5 tỷ USD. Nguồn: Bloomberg/billionaires

Gói kích cầu

Đối với người nghèo sẽ mua những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm để sinh sống qua ngày nhưng đối với người giàu sẽ tận hưởng những chính sách mềm dẻo mà trong những thời điểm thị trường bình thường họ không có được như lãi suất thấp, thậm chí bằng 0 hay lãi suất âm. Những người giàu sở hữu tài sản tài chính, sở hữu doanh nghiệp nhiều nhất nên những chính sách này giúp người giàu được hưởng lợi nhiều hơn.

Ngoài ra, những gói kích cầu còn bơm cả "tiền trực thăng" để hỗ trợ người dân trong đại dịch. Người nghèo sử dụng gói kích cầu để tồn tại còn người giàu sử dụng chính sách để giàu hơn nữa và để chiến thắng.

Tiết kiệm nhiều hơn

Đại dịch khiến mọi người ở nhà nhiều do nền kinh tế bị phong tỏa. Khi đó, nhiều gia đình không muốn tiết kiệm cũng phải tiết kiệm để tồn tại lâu dài. Các doanh nghiệp giàu có sẽ quản lý chi phí chặt chẽ hơn, nói chung tỷ lệ tiết kiệm nhiều hơn.

Lãi suất trên toàn cầu giảm nhưng tiền gửi vào ngân hàng vẫn tăng đều đã góp phần gia tăng tài sản của đại đa số nhiều hơn. Riêng tài sản của người giàu tăng nhanh hơn giúp người giàu giàu hơn.

Vốn hóa của Apple, Microsoft vượt qua mốc 2.000 tỷ USD, còn Google, Amazon tiệm cận mốc 2.000 tỷ USD, Facebook, Tesla tiệm cận mốc 1.000 tỷ USD. Trong ảnh: Top 10 tài sản có vốn hóa lớn nhất. Nguồn: 8marketcap

Vốn hóa của Apple, Microsoft vượt qua mốc 2.000 tỷ USD, còn Google, Amazon tiệm cận mốc 2.000 tỷ USD, Facebook, Tesla tiệm cận mốc 1.000 tỷ USD. Trong ảnh: Top 10 tài sản có vốn hóa lớn nhất. Nguồn: 8marketcap

Ít xài tiền hơn

Người dân có nhu cầu xài tiền giảm xuống bởi vì nhiều thứ có thể mua trên mạng được nhưng một số dịch vụ như: Du lịch, nghỉ dưỡng trong và ngoài nước… không thể tận hưởng online được.

Những người bỏ lỡ việc làm giàu trong đại dịch Covid-19 sẽ phải vất vả hơn để chống chọi với những căng thẳng lớn tiếp theo về tài chính. Còn người giàu có cứ ung dung tận hưởng các loại tài sản tăng giá trong chu kỳ lãi suất rẻ.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Bill Gates của Ấn Độ vừa đến Việt Nam: Người làm công nghệ phải dám làm, dám mơ mộng

Bill Gates của Ấn Độ vừa đến Việt Nam: Người làm công nghệ phải dám làm, dám mơ mộng

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 09:14

Nhà sáng lập Infosys nhấn mạnh: "Tôi cho rằng nhu cầu về công nghệ luôn có, do công nghệ luôn luôn thay đổi, vận động không ngừng".

Startup AI 'lớn mạnh thần tốc' của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 5 năm lớn gấp 20 lần, hợp tác với 180 bệnh viện khắp thế giới

Startup AI 'lớn mạnh thần tốc' của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 5 năm lớn gấp 20 lần, hợp tác với 180 bệnh viện khắp thế giới

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 08:34

Tròn 5 năm tuổi, startup của ông Phạm Nhật Vượng đã giúp Việt Nam được định vị trên bản đồ công nghệ AI cho y tế toàn cầu.

Doanh nhân Nguyễn Bính: Gian nan đưa bún sạch ra thị trường

Doanh nhân Nguyễn Bính: Gian nan đưa bún sạch ra thị trường

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 22:41

(CL&CS) - Năm 2023 là một năm khá khó khăn với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bún tươi Nguyễn Bính cũng không ngoại lệ bởi gánh rất nhiều áp lực không chỉ vì nhu cầu tiêu dùng giảm mà còn bị lấn át bởi các đơn vị sản xuất “bún bẩn”.