Thứ hai, 28/03/2022, 18:47 PM

Cục QLTT Kiên Giang: Thu nộp NSNN gần 1,4 tỷ đồng trong quý I/2022

(CL&CS) - Trong quý I/2022, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang kiểm tra 244 vụ, phát hiện và xử lý 46 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 1.399.458.000 đồng, thống kê 685 cơ sở, vận động thương nhân ký 955 bản cam kết không kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng vi phạm nguồn gốc xuất xứ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, ...

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm (Ảnh: MT)

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm (Ảnh: MT)

Quý I năm 2022, tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ổn định, nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa hay tăng giá bất hợp lý. Trong quý, giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng 07 lần, hiện tại, xăng E5 RON 92-II 29.550 đ/lít,xăng RON 95-III 30.410 đ/lít, dầu DO 0.05S 25.760 đ/lít, dầu hỏa 24.380 đ/lít.

Hoạt động chống buôn lậu tuyến biên giới trên địa bàn tỉnh tiếp tục được lực lượng chức năng kiểm soát tốt, hạn chế được tình trạng vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Trong nội địa, tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn còn diễn ra dưới hình thức nhỏ lẻ, phân tán. Gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về chất lượng hàng hóa, lĩnh vực giá và các quy định trong kinh doanh vẫn còn xảy ra với các vi phạm phổ biến như: nhãn hàng hóa, điều kiện kinh doanh, …

Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ được cấp trên giao, các Đội Quản lý thị trường bám sát địa bàn, tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm đúng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong lực lượng thực hiện ngày càng chặt chẽ. Một số kết quả đạt được trong quý I cụ thể như sau:

- Tổng số vụ kiểm tra: 244 vụ (trong đó: Kế hoạch định kỳ 189 vụ, đột xuất: 55 vụ); giảm 108 vụ (30%) so với năm 2021; phát hiện 48 vụ vi phạm, giảm 56 vụ (53%) so cùng kỳ.

- Tổng số vụ xử lý: 46 vụ vi phạm hành chính (bao gồm số vụ kỳ trước chuyển sang), giảm 68 vụ (60%) trong đó thẩm quyền của QLTT 44 vụ, thẩm quyền của UBND tỉnh 02 vụ. Tổng trị giá hàng hoá vi phạm 875.501.000 đồng.

- Tổng số tiền thu phạt: 1.399.458.000 đồng (phạt hành chính: 1.296.808.000 đồng, bán hàng hóa tịch thu: 102.650.000), đạt 140% kế hoạch quý; giảm 957.585.000 đồng (40%) so cùng kỳ năm 2021.

- Số tiền thu được từ bán hàng hóa tịch thu: 102.650.000 đồng, trong đó nộp ngân sách trung ương 46.150.000 đồng, nộp ngân sách địa phương 56.500.000 đồng.

- Thống kê 685 cơ sở, tăng 256 cơ sở (59%) so với cùng kỳ.

- Ký cam kết 955 bản, tăng 167 bản (21%) so với cùng kỳ.

Trong đó, các vụ việc vi phạm đã xử lý bao gồm:

- Hàng cấm, hàng nhập lậu: Kiểm tra, phát hiện, xử lý 06 vụ (02 vụ hàng cấm, 04 vụ hàng lậu), tổng số tiền xử phạt 101.250.000 đồng, tổng trị giá hàng hóa vi phạm 70.970.000 đồng; thu nộp ngân sách 147.900.000 đồng; tịch thu 1.200 bao thuốc lá điếu, 207 đvsp phụ tùng xe các loại và một số hàng hóa khác.

- Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ: Kiểm tra, phát hiện, xử lý 01 vụ, tổng số tiền xử phạt 16.000.000 đồng, tổng trị giá hàng hóa vi phạm 12.300.000 đồng; thu nộp ngân sách 20.462.000 đồng; tịch thu 51 đôi giày và 36 cái nón bảo hiểm giả mạo nhãn hiệu.

- Gian lận thương mại, vi phạm khác:

+ Vi phạm trong kinh doanh: Phát hiện, xử lý 13 vụ, tổng số tiền xử phạt 190.100.000 đồng; thu nộp ngân sách 162.444.000 đồng.

+ Vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa: Phát hiện, xử lý 19 vụ, tổng số tiền xử phạt 176.675.000 đồng, tổng trị giá hàng hóa vi phạm 771.766.000 đồng; thu nộp ngân sách 171.418.000 đồng.

+ Vi phạm khác: Phát hiện, xử lý 05 vụ, tổng số tiền xử phạt 1.042.000.000 đồng, tổng trị giá hàng hóa vi phạm 5.910.000 đồng; thu nộp ngân sách 645.868.000 đồng.

Quý II năm 2022, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo chỉ đạo cấp trên; Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2022, Kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2022 được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt, Kế hoạch 1260 thực hiện Kế hoạch 888 của Tổng cục đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2022 đúng tiến độ thời gian, nội dung và yêu cầu; Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu;

 Đồng thời, chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tiếp tục chủ trì, phối hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh xăng dầu, kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, nhất là hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu trong thời điểm hiện nay; Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu, đường cát, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, Kit test Covid-19 và vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Ngọc Ngà

Bình luận

Nổi bật

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:29

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ mục tiêu phát triển các ứng dụng năng lượng nguyên tử đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc gia trong tình hình mới.

Tập trung sửa đổi toàn diện Luật khoa học và công nghệ

Tập trung sửa đổi toàn diện Luật khoa học và công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:51

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ quyết liệt sửa đổi toàn diện Luật KH&CN 2013 với nhiều điểm mới, đột phá, trở thành hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới.

Gia tăng giá trị chuỗi cung ứng quang điện tại Việt Nam

Gia tăng giá trị chuỗi cung ứng quang điện tại Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 08:33

( CL&CS) - Trong khuôn khổ dự án ODA của Chính phủ Đức dành cho Việt Nam về “Thúc đẩy các dịch vụ bảo đảm chất lượng vì năng lượng bền vững”, đoàn chuyên gia Viện Đo lường Đức (PTB) và điều phối viên Dự án đã có chuyến công tác tới thăm và làm việc với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (từ ngày 5 – 12/4/2024) tại Hà Nội.