Tích cực gỡ khó ngành dệt may và da giày ngay sau đại dịch
(CL&CS) - Sau gần 2 năm bùng phát dịch COVID-19, ngành công nghiệp "tỷ đô" của Việt Nam là dệt may và da giày đang gặp nhiều khó khăn do đứt gãy sản xuất, cần được hỗ trợ để hồi phục.
Khó phục hồi trong ngắn hạn
Báo cáo mới đây từ Bộ Công thương cho hay, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8/2021 ước tính giảm 4,2% so với tháng 7 và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt và may mặc giảm 9,2%, giày dép các loại giảm 38,5%…
Bộ Công thương nhìn nhận, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, có phạm vi trải rộng trên toàn quốc, tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm hơn đã ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, động lực tăng trưởng của cả nước.
Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng, phải trì hoãn, hủy đơn hàng, có nguy cơ bị mất thị trường, thay đổi chuỗi cung ứng. Hoạt động xuất nhập khẩu có thể vẫn gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
TP.HCM và các tỉnh phía Nam buộc phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội khiến cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, giao thông vận tải, hậu cần và logistics bị gián đoạn.
Chia sẻ mới đây, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, tác động của "cơn bão" COVID-19 khiến doanh nghiệp da giày bị thiệt hại lớn, một số doanh nghiệp đang cầm cự để hoạt động, các doanh nghiệp phải giảm sản lượng do phải giảm số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, đồng thời phát sinh nhiều chi phí do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, chi phí phòng chống dịch.
Hiện nay, các doanh nghiệp khu vực phía Bắc dù vẫn hoạt động nhưng với công suất chỉ 50% do thiếu nguyên phụ liệu từ các nhà máy phía Nam. Trong khi đó, việc nhập khẩu từ Trung Quốc cũng không thuận lợi do việc di chuyển gặp khó khăn. Do đó, các đối tác đã dần chuyển đơn hàng sang các nước khác.
Về phía ngành dệt may cũng đang "chật vật" cố gắng hoàn thành các đơn hàng đã nhận và duy trì các đơn hàng với khách.
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), hiện nay các doanh nghiệp trong ngành đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cả 2 điểm “cung” và “cầu”.
Đặc biệt, mặc dù nguồn cung có, nhu cầu của các thị trường sau dịch COVID-19 tăng, nhưng khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là không bảo đảm được quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa thông suốt phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ do các quy định về phòng dịch phức tạp và không thống nhất giữa nhiều địa phương.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam đưa ra dự báo không mấy khả quan: Với kịch bản tốt nhất thì năm nay xuất khẩu chỉ có thể đạt khoảng 32-33 tỷ USD, trong khi mục tiêu ban đầu đặt ra năm 2021 sẽ xuất khẩu khoảng 39-39.5 tỷ USD sản phẩm dệt may.
Có thể thấy, thời điểm hiện tại, việc các địa phương triển khai mạnh mẽ các biện pháp phòng chống dịch, nhất là tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam khiến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam gần đây, các hiệp hội ngành hàng đã đưa ra con số chỉ 15-20% các doanh nghiệp thực hiện được mô hình sản xuất "3 tại chỗ", còn lại đa số doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng sản xuất.
Doanh nghiệp cũng phải lưu ý trước xu thế gia tăng kinh doanh trực tuyến, cắt khâu trung gian, kéo dài thời gian thanh toán. Trong khi kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, nhu cầu hàng hóa rất lớn, việc không tham gia được vào chuỗi cung ứng và không đáp ứng được đơn hàng, để đối tác chuyển sang nước khác là sự thiệt thòi cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Dệt may và da giày đang gặp nhiều khó khăn do đứt gãy sản xuất, cần được hỗ trợ để hồi phục. (Ảnh: minh họa)
Tích cực gỡ khó
Bà Xuân cũng cho biết, để giữ đơn hàng cho năm tới, các doanh nghiệp da giày đã cố xoay xở, tìm nhiều giải pháp.
Trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam đã đề xuất phương án mở cửa sản xuất với 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, đưa lao động vào sản xuất không quá 30% công suất trong 2 tuần đầu, trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, tiếp tục triển khai giai đoạn 2 và 3 với 50% và 70% công suất.
Để khôi phục sản xuất, riêng với nhóm ngành dệt may, da giày, Bộ Công Thương sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tối đa để các nhà máy duy trì và khôi phục hoạt động sản xuất nhằm giữ được chân khách hàng, chuỗi cung ứng.
Trước mắt là để hoàn thành các đơn hàng đã ký kết và tranh thủ những đơn đặt hàng phục vụ dịp mua sắm cuối năm ở các thị trường khu vực châu Âu, Mỹ để gia tăng sản lượng.
Bộ cũng sẽ củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh rủi ro, đồng thời bảo đảm được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Bộ đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may và da giày đến năm 2030, định hướng đến năm 2035; xây dựng Chương trình phát triển bền vững ngành dệt may, da giày giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030. Cùng đó, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ 4.0 trong thiết kế sản xuất; xanh hoá ngành công nghiệp dệt may, da giày; phát triển dệt nhuộm trong nước, đảm bảo nhu cầu vải cho ngành.
Thời gian tới, Bộ Công thương tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn hiện tại cho doanh nghiệp, giữ vững thị trường xuất khẩu, đi đôi với phát triển thị trường nội địa, mở rộng các kênh bán hàng để khai thác tối đa thị trường trong nước.
Tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm da giày Việt Nam tại Mỹ, EU. Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các biện pháp nhằm tuân thủ triệt để những điều khoản về vệ sinh, môi trường, lao động và quy trình công nghệ của các thị trường nhập khẩu.
Bảo Phương
Bình luận
Nổi bật
Tập đoàn Bamboo Capital nằm trong top doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:33
(CL&CS) - Tập đoàn Bamboo Capital vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất.
Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - PV GAS TRADING tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục đột phá trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đang trải qua nhiều biến động phức tạp.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:29
(CL&CS) - Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng xanh VinEG (“VinFast Energy”), Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam (“Schneider Electric”) và Công ty TNHH Năng lượng Môi trường Biển Đông (“ESEC”) đã ký kết thoả thuận hợp tác phát triển giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến, qua đó thúc đẩy lĩnh vực quản lý năng lượng tại Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.