Cổ phiếu SaigonBank giảm sàn ngày “chào sân”: Định giá quá cao?
(CL&CS) - Trong ngày đầu tiên giao dịch trên UpCOM, cổ phiếu SGB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SaigonBank) có thời điểm giảm sàn xuống chỉ còn 15.500 đồng/CP.
Giảm sàn ngày “chào sân”
Sáng 15/10, 308 triệu cổ phiếu SGB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SaigonBank) chào sàn UPCoM với giá tham chiếu 25.800 đồng/CP. Đầu phiên, áp lực bán ra rất mạnh, cổ phiếu SGB có thời điểm giảm sàn (giảm 40%) xuống mức chỉ 15.500 đồng/CP.
Tại thời điểm SGB giao dịch ở mức giá sàn, dư bán lên tới gần 1,4 triệu đơn vị trong khi dư mua không đến 100.000 đơn vị. Tới hơn 10h, áp lực bán ra giảm bớt, cầu xuất hiện nhiều hơn đã giúp SGB hạn chế được đà giảm. Dù vậy, tốc độ đi lùi của SGB vẫn rất lớn.

Tại thời điểm cuối đợt giao dịch sáng, SGB được mua bán ở mức chỉ 17.900 đồng/CP sau khi giảm 7.900 đồng/CP, tương đương 30,6%. Mức cao nhất mà giá SGB đạt được trong sáng nay là 25.000 đồng/CP, vẫn thấp hơn giá tham chiếu 800 đồng/CP.
Thanh khoản của SGB rất thấp. Không lâu trước khi đợt giao dịch sáng kết thúc, chỉ có khoảng 230.000 đơn vị được khớp lệnh thành công. Cả lực cầu và lực cung đều rất yếu.
Định giá quá cao?
Diễn biến này không khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên. Ngay từ khi SaigonBank công bố thông tin giao dịch trên UpCOM, giới đầu tư tài chính đều đánh giá mức giá tham chiếu lên tới 25.800 đồng/CP là quá cao nếu xét về nội lực của SaigonBank cũng như xét trong tương quan với các cổ phiếu ngân hàng.
Cuối năm ngoái, Công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa (UPCoM: BEL) đã thoái được gần 1,5 triệu cổ phiếu SGB và thu về khoảng 30 tỷ đồng. Như vậy, mức giá bình quân đấu giá SGB là 20.000 đồng/CP, thấp hơn 22,5% so với giá tham chiếu của SGB.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng đã đấu giá thành công hơn 15 triệu cổ phiếu SGB và thu về gần 306 tỷ đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc mức giá bình quân của SGB cũng chỉ hơn 20.000 đồng/CP một chút.
Ở mức giá 25.800 đồng/CP, SGB được định giá cao hơn nhiều cổ phiếu ngân hàng khác TPB (24.900 đồng/CP), ACB (24.300 đồng/CP), TCB (23.550 đồng/CP), MBB (17.600 đồng/CP), EIB (17.300 đồng/CP), LPB (12.100 đồng/CP)…
Kinh doanh chậm chạp
Với vốn điều lệ 3.080 tỷ đồng, SGB có quy mô vốn nằm trong Top thấp nhất thị trường ngân hàng, thấp hơn nhiều so với các ngân hàng có thị giá cổ phiếu thấp hơn 25.800 đồng/CP. Vì vậy, xét về quy mô vốn, 25.800 đồng/CP được coi là mức giá quá cao.
Không chỉ thua thiệt về quy mô vốn, SGB còn thua thiệt về chỉ tiêu lợi nhuận. Trong quý 2/2020, dù ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận rất cao nhưng thực tế mức lợi nhuận vẫn rất thấp.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020, lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt 56,3 tỷ đồng, tăng 52,7 tỷ đồng, tương đương 14,6 lần so với quý 2/2019, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 100,2 tỷ đồng, tăng 29,5 tỷ đồng, tương đương 41,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong nửa đầu năm 2020, SGB ghi nhận đà tăng trưởng âm về tín dụng. Chỉ tiêu cho vay khách hàng chỉ đạt 14.038 tỷ đồng, giảm 404 tỷ đồng, tương đương 2,8% so với hồi đầu năm.
Trong khi đó, huy động vốn tăng trưởng dương nhưng với tốc độ khá thấp. Tại thời điểm 30/6/2020, chỉ tiêu Tiền gửi của khách hàng tại SGB đạt 15.982 tỷ đồng, tăng 314 tỷ đồng, tương đương 2% so với hồi đầu năm.
SGB vẫn đạt tăng trưởng dương về huy động vốn bất chấp SGB thực hiện chính sách lãi suất huy động khá thấp. Lãi suất huy động các kỳ hạn dài tại SGB chỉ dao động từ 5,6%/năm tới 6,5%/năm. Lãi suất kỳ hạn ngắn dao động từ 3,5%/năm đến 4%/năm.
Hà Phương
Bình luận
Nổi bật
Nghị quyết số 68 mở ra “cơ hội vàng” cho doanh nghiệp tư nhân bứt phá trong kỷ nguyên mới
sự kiện🞄Chủ nhật, 11/05/2025, 15:33
(CL&CS)- Một điểm nổi bật trong tinh thần Nghị quyết số 68 là cam kết không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, không áp dụng hồi tố đối với những quy định pháp luật gây bất lợi cho doanh nghiệp
Vinamilk chi 4.180 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông vào 23/5, tỷ lệ 20%
sự kiện🞄Thứ sáu, 09/05/2025, 16:55
(CL&CS) - CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) thông báo ngày 23/5, cổ đông của công ty sẽ nhận được cổ tức còn lại (lần 1) của năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, cổ đông sở hữu cổ phiếu được nhận 2.000 đồng.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân
sự kiện🞄Thứ sáu, 09/05/2025, 16:55
(CL&CS) - Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.