Cổ phiếu giảm sâu, Chứng khoán Tiên Phong tạm hoãn tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng

(CL&CS) - CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) vừa ra nghị quyết tạm hoãn triển khai phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ của công ty từ 2.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu ORS của CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) chào sàn HOSE từ 4/11/2021.

Cổ phiếu ORS của CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) chào sàn HOSE từ 4/11/2021.

Được biết, phương án tăng vốn này được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 thông qua vào ngày 11/3; đến ngày 18/3, HĐQT ra nghị quyết triển khai thực hiện nhưng đến 18/4, HĐQT ra thông báo tạm hoãn phương án tăng vốn. Phó Chủ tịch HĐQT TPS, ông Trần Sơn Hải, cho biết lý do tạm hoãn là để đảm bảo sự thành công của đợt phát hành.

Theo phương án được đại hội đồng cổ đông thông qua, TPS chào bán 200 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ 1:1. Ngoài việc chào bán cho cổ đông hiện hữu, đại hội đồng cổ đông còn thông qua việc chào bán riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu với giá 15.000 - 17.500 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông cũng thông qua phương án phát trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có hoặc không có tài sản bảo đảm/biện pháp bảo đảm với tổng giá trị 3.000 tỷ đồng. Nguồn vốn thu được, TPS bổ sung vốn cho nghiệp vụ tự doanh, tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán hoặc các nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh hợp pháp khác và thực hiện các hoạt động đầu tư vốn khác.

Thế nhưng, trong một tháng vừa qua, thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm, cổ phiếu ngành chứng khoán trong đó có cổ phiếu ORS của TPS giảm mạnh. Từ đầu năm đến nay, VN-Index giảm 4,4% còn cổ phiếu ORS giảm 10% còn 23.500 đồng/cổ phiếu. Đặc biệt từ đỉnh được thiết lập vào 18/11/2021, cổ phiếu này đã giảm 33% và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Đầu năm 2019, ORS từng có giá 2.000 đồng/cổ phiếu. Nhờ sự góp mặt của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), tiền thân của TPS là CTCP Chứng khoán Phương Đông (ORS) đã có bước tiến mạnh mẽ. Tuy nhiên, cổ phiếu của ngành chứng khoán mang tính chất chu kỳ nên sau thời kỳ thăng hoa vừa qua dễ dàng rơi vào trạng thái giảm sâu trong thời gian tới.

Trong năm 2021, TPS đã chào bán 100 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông, tỷ lệ 1:1. Đợt phát hành này, TPS đã thu 1.000 tỷ đồng nên công ty tiếp tục tăng vốn khủng, cổ đông khó “xoay sở” nguồn tiền lớn để mua. Chưa kể hiện nay, bối cảnh thị trường chứng khoán nói chung và cổ phiếu ORS liên tiếp giảm giá nên giá phát hành 12.000 đồng/cổ phiếu chưa chắc hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Năm 2022, TPS đặt kế hoạch kinh doanh tăng 46% doanh thu thuần và 85% lợi nhuận trước thuế, lần lượt đạt 1.981 tỷ đồng và 500 tỷ đồng. Kết thúc quý 1/2022, công ty đạt 811 tỷ đồng doanh thu và 280 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt 218% và 141% so cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm 31/3/2022, tổng tài sản của công ty đạt 5.377 tỷ đồng, tập trung 1.883 tỷ đồng các tài sản tài chính như cổ phiếu niêm yết (BCG, NLG, HNG, HPG, CTG, VPB, VND, PLX…), trái phiếu doanh nghiệp (KBC, Hưng Thịnh, Tập đoàn R&H, GEX, DGT, 3C…) và 1.984 tỷ đồng cho vay hoạt động giao dịch ký quỹ.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08

(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.