Chuyện ít ai biết về làng nghề truyền thống may cờ đỏ sao vàng ở Hà Nội, 80 năm dệt nên linh hồn dân tộc
(CL&CS) - Những ngày cận lễ, các xưởng may trong làng Từ Vân luôn bận rộn để kịp làm ra những lá cờ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi người.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín) đã có hơn 80 năm phát triển nghề truyền thống may, thêu cờ Tổ quốc. Tỉ mỉ với từng đường kim mũi chỉ, tâm huyết ở từng bước tạo hình, mỗi người con nơi đây đều đặt vào từng lá cờ đỏ sao vàng niềm vinh dự, tự hào khi được góp phần tô thắm vẻ rực rỡ của đất nước trong những ngày trọng đại.
Rừng cờ hoa tại quảng trường Ba Đình 80 năm trước “khai sinh” ở làng Từ Vân
Quay ngược dòng lịch sử, không ai nhớ rõ nghề may, thêu cờ ở làng Từ Vân chính xác bắt nguồn khi nào. Chỉ biết theo lời kể của bà con làng nghề, vào tháng 8/1945, để chuẩn bị cho ngày tổng khởi nghĩa, các nghệ nhân của làng Từ Vân đã được mời đến làm cờ Tổ quốc. Những nghệ nhân sau đó được tuyển vào Hợp tác xã Cờ đỏ trên phố Hàng Bông. Đó là thời khắc lịch sử và cũng là dấu mốc đặc biệt để nghề may cờ của làng Từ Vân ra đời.

Nghề may, thêu cờ đã ra đời hơn 80 năm trước ở làng Từ Vân
Vào ngày Quốc khánh 2/9/1945, trong dòng người náo nức với rừng cờ phấp phới trên quảng trường Ba Đình, có hàng vạn lá cờ được thêu dệt nên từ bàn tay tài hoa của những người thợ làng Từ Vân. Những tháng ngày cả nước hướng về miền Nam sau đó, cả làng Từ Vân vẫn tiếp tục may cờ để đưa lên chiến khu tiền tuyến. Họ miệt mài thêu những ngôi sao năm cánh với tất cả tấm lòng của mình, cùng niềm tin chiến thắng gửi đến từ hậu phương.
Cho đến nay, hàng triệu lá cờ lớn, nhỏ, đủ mọi kích cỡ được tạo ra bởi đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân ở ngôi làng nhỏ bé đã đến với mọi miền đất nước, đặc biệt là trong các dịp lễ lớn như Quốc khánh 2/9, ngày Giải phóng miền Nam 30/4,...

Những lá cờ được tạo ra bằng tâm huyết của người làng nghề
Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới từ biên giới hải đảo xa xôi, từ phố phường cho đến làng quê, luôn khơi dậy trong lòng mỗi người dân hai tiếng "Việt Nam" đầy tự hào. Và, đó cũng chính là niềm tự hào riêng của những người dân làng Từ Vân.
Hơn 80 năm tâm huyết trong từng đường kim mũi chỉ
Tại làng Từ Vân, các hộ gia đình làm nghề may cờ đều có truyền thống cha truyền con nối, có nhà đã bốn đời may thêu lá Quốc Kỳ. Sự cẩn thận, tỉ mỉ và tâm huyết hiện rõ trong từng sản phẩm mà họ tạo ra, bao năm nay không thay đổi.

Mỗi công đoạn đều là thước đo của sự tỉ mỉ, chỉn chu.
Theo các nghệ nhân nơi đây, các công đoạn từ cắt vải, may cờ với nhiều kích cỡ khác nhau đến in hình ngôi sao, logo, thêu, may… đều được làm cẩn thận, nắn nót từng li từng tí.
Vải dùng để làm cờ phải chọn loại vải bóng có độ dai, không nhăn. Cờ dù to hay nhỏ thì giữa chiều dài chiều rộng, giữa kích thước của ngôi sao so với kích thước của lá cờ đều phải tuân thủ theo một tỷ lệ quy ước rõ ràng. Bất kể cờ thêu hay may đều theo một tỉ lệ cụ thể.

Công đoạn in ngôi sao đòi hỏi sự chính xác
Khó nhất khi làm cờ là xác định vị trí khi đặt ngôi sao. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải đo đạc chính xác kỹ lưỡng trước khi đặt in ngôi sao lên hình của vải đỏ. Khi sơn in ngôi sao khô là có thể chuyển sang công đoạn thêu – công đoạn mất nhiều thời gian nhất để làm ra lá cờ.
Theo đó, những lá cờ thêu tay thường mất từ 2-3 ngày, nhưng với người mới làm nghề có khi mất cả tuần. Vì từng đường kim, mũi chỉ được thêu lên cờ phải đạt độ chính xác rất cao. Đặc biệt, những lá cờ kích cỡ lớn sử dụng ngoài trời cần chịu đựng nắng gió nên từ khâu chọn chất liệu vải, đến các công đoạn sản xuất ra được lá cờ đều phải chăm chút, tỉ mỉ hơn gấp bội.

Các nghệ nhân chăm chút trong từng đường im mũi chỉ
Ngày nay, do yêu cầu công việc và sự phát triển của công nghệ, các hộ sản xuất quy mô lớn tại làng Từ Vân đều trang bị máy móc hiện đại, lập trình tự động trên máy tính nên độ chính xác cao, tốc độ cắt vải nhanh mà chi tiết lại sắc nét hơn và cũng đáp ứng kịp các nhóm hàng lớn. Điều này góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, mà vẫn đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Có thể thấy, trong những sự kiện trọng đại, các ngày lễ lớn của dân tộc, đều có lá cờ Tổ quốc “khai sinh” ở làng Từ Vân tung bay phấp phới. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc vẫn ngày càng được nhân lên, hoà vào từng đường kim mũi chỉ của người dân làng Từ Vân. Đây cũng chính là động lực giúp họ tiếp tục gìn giữ nghề truyền thống lâu đời giữa lòng Hà Nội.
Theo Tri thức và Cuộc sống
- ▪Đà Nẵng tung chuỗi sự kiện, lễ hội phục vụ người dân và du khách dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5
- ▪Thủ tướng chủ trì lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
- ▪Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc mừng 50 năm đất nước thống nhất
- ▪Đáp ứng y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Bình luận
Nổi bật
Chuyện ít ai biết về làng nghề truyền thống may cờ đỏ sao vàng ở Hà Nội, 80 năm dệt nên linh hồn dân tộc
sự kiện🞄Thứ năm, 24/04/2025, 07:46
(CL&CS) - Những ngày cận lễ, các xưởng may trong làng Từ Vân luôn bận rộn để kịp làm ra những lá cờ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi người.
Sôi nổi hoạt động vui chơi tại Làng Văn hoá, du lịch các dân tộc Việt Nam vào dịp nghỉ lễ 30-4
sự kiện🞄Thứ tư, 23/04/2025, 08:37
(CL&CS) - Từ ngày 30-4 đến 4-5, tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc. Điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao”.
Trưng bày hàng trăm tài liệu, hiện vật quý về hành trình thống nhất non sông
sự kiện🞄Thứ tư, 23/04/2025, 08:37
(CL&CS) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 22-4, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Non sông liền một dải” với gần 150 tài liệu, hiện vật.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.