Thứ tư, 01/09/2021, 14:36 PM

Chuyển đổi số giúp Nestlé tăng trưởng và phát triển bền vững

(CL&CS) - Là tập đoàn hàng đầu thế giới gắn kết và thấu hiểu địa phương, Nestlé Việt Nam đi tiên phong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh thế giới và Việt Nam đang chịu các tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19.

Nhà máy Nestlé Bông Sen (tỉnh Hưng Yên) ứng dụng chuyển đổi số vào quá trình sản xuất đã tiết kiệm 1/2 lượng giấy sử dụng so với trước đây, giảm phát thải khí CO2 ra môi trường.

Nhà máy Nestlé Bông Sen (tỉnh Hưng Yên) ứng dụng chuyển đổi số vào quá trình sản xuất đã tiết kiệm 1/2 lượng giấy sử dụng so với trước đây, giảm phát thải khí CO2 ra môi trường.

Tại Nestlé Việt Nam, động lực tăng trưởng bền vững được thiết lập dựa trên các trụ cột, bao gồm chuyển đổi số, đổi mới - người tiêu dùng là trọng tâm và phát triển bền vững. Trong đó, chuyển đổi số được xác định là quá trình bao trùm toàn bộ cơ chế vận hành của công ty, giúp tạo ra nền tảng cho sự tăng trưởng, thúc đẩy tính linh hoạt, tạo ra sự hiệu quả trong quá trình quản lý và vận hành, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững chung của doanh nghiệp và cộng đồng.

Trong chương trình Đối thoại cùng báo chí với chủ đề "Chuyển đổi số để bứt phá: Giải pháp công nghệ hay Tư duy chiến lược của doanh nghiệp?" do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức, đại diện Nestlé Việt Nam, ông Urs Kloeti, Giám đốc nhà máy Nestlé Bông Sen, đã chia sẻ việc áp dụng thành công chuyển đổi số trong khâu vận hành, sản xuất giúp doanh nghiệp vươn lên, tạo sự đột phá.

Minh họa với mô hình "Nhà máy kết nối" (Connected Factory), ông Urs Kloeti phát biểu: "Chúng tôi đặt ra ưu tiên số hóa về mặt dữ tiệu, từ đó tìm kiếm và áp dụng các công nghệ phù hợp. Điều quan trọng nhất trong chiến lược Chuyển đổi số ở nhà máy Bông Sen là trang bị và phát triển các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ nhân viên để tiếp cận và làm chủ công nghệ".

Theo ông Urs Kloeti, năm nền tảng quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của Nestlé Việt Nam gồm: Định hướng chiến lược, quản trị tập trung, hạ tầng IT/OT, nhân lực trình độ cao và sự liên kết hỗ trợ.

Với mục tiêu áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất và vận hành, chỉ riêng tại nhà máy Nestlé Bông Sen đã có trên 40 ứng dụng nội bộ đã được tạo ra giúp nhân viên khối nhà máy lưu trữ dữ liệu, hệ thống hóa các quy trình trước đây thực hiện hoàn toàn bằng tay. Hoạt động này không chỉ tiết kiệm 1/2 lượng giấy sử dụng so với trước đây, giảm phát thải khí CO2 ra môi trường mà còn giúp cắt giảm tới 60% các hoạt động không mang lại giá trị, nâng cao hiệu quả vận hành.

Trong quá trình triển khai "Nhà máy kết nối", sau mục tiêu số hóa là mục tiêu ứng dụng công nghệ trong việc thu thập và phân tích dữ liệu, xây dựng mô hình dự đoán trong các hoạt động sản xuất và bảo trì. Tại nhà máy Nestlé Bông Sen, việc áp dụng công nghệ và xây dựng mô hình này đã giúp phân tích trên 1.000 quy trình, góp phần phân tích xu hướng và phát hiện những vấn đề bất thường trong sản xuất.    

Hoạt động này đã giúp nhà máy nâng cao năng suất và chất lượng rõ rệt cụ thể là giảm tới 60% thời gian dây chuyền tạm ngưng vận hành và giúp tiết kiệm đến 10 triệu kWh năng lượng điện tiêu thụ hằng năm.

Nói về vấn đề chuyển đổi số tại Nestlé Việt Nam, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc, chia sẻ: "Để thực hiện chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần có chiến lược, sự đầu tư đúng đắn cũng như ưu tiên ứng dụng các công nghệ mới như AI, dữ liệu lớn, các công cụ phân tích kinh doanh để đem lại hiệu quả và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều quan trọng là tư duy lãnh đạo cùng lộ trình phát triển công nghệ rõ ràng kết hợp với việc bồi đắp năng lực nhân viên để thích nghi với sự chuyển mình của doanh nghiệp. Việc tuyển chọn và phát triển năng lực nhân viên nhằm hiện thực hóa, vận hành và duy trì hiệu quả doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Cuối cùng, đó chính là việc áp dụng đúng mô hình, lựa chọn công nghệ phù hợp với quy mô và sự phát triển của doanh nghiệp".

Như Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm góp phần phát huy nguồn lực từ đất đai, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất

Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm góp phần phát huy nguồn lực từ đất đai, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:00

(CL&CS) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025 như hiện nay.

Bình Định: Thúc đẩy việc xử lý chất thải rắn, xây dựng các cộng đồng bảo vệ môi trường xanh

Bình Định: Thúc đẩy việc xử lý chất thải rắn, xây dựng các cộng đồng bảo vệ môi trường xanh

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:25

(CL&CS) - Ông Nguyễn Việt Cường, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định) ghi nhận và đánh giá cao những dự án, ý tưởng, mô hình thúc đẩy bảo vệ môi trường xanh tại Bình Định.

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS)- Bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn tín chỉ carbon rừng không chỉ đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho thị trường tín chỉ carbon mà còn khuyến khích và thúc đẩy đầu tư vào các dự án bảo vệ rừng, từ đó giảm thiểu phát thải khí nhà kính.