Thứ năm, 25/01/2024, 06:52 AM

Chủ động các phương án đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao của người dân

(CL&CS) - Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng trong 1 tháng Tết của người dân Hà Nội tiêu thụ gạo 97.650 tấn; thịt lợn hơi 19.500 tấn lợn; thịt bò 5.400 tấn; thịt gia cầm 6.500 tấn; thủy sản 5.420 tấn; thực phẩm chế biến 5.420 tấn; rau củ 52.400 tấn; trứng gia cầm 130 triệu quả; trái cây 52.400 tấn.

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Giáp Thìn, ngành Công Thương Hà Nội đã lên phương án dự trữ lượng hàng hóa trị giá 40.900 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết năm 2023. Trong đó, ưu tiên hàng Việt Nam và đặc sản vùng, miền. Cụ thể, TP Hà Nội dự trữ 58.500 tấn thịt lợn, 292.000 tấn gạo, 19.500 tấn gia cầm, 16.200 tấn thịt bò, 390 triệu quả trứng, 325.500 tấn rau củ, 16.260 tấn thủy sản, 16.260 tấn thực phẩm chế biến, 1500 tấn bánh kẹo…

TET

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp thông tin, để chủ động nguồn hàng phục vụ Nhân dân trong dịp Tết, trong năm 2023 TP Hà Nội đã triển khai tổ chức trên 100 hoạt động, sự kiện giao thương, xúc tiến thương mại (trong đó, Sở Công Thương duy trì tổ chức khoảng 40 sự kiện). Qua đó, đã hỗ trợ kết nối, tiêu thụ trên 5.000 sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của Hà Nội và các tỉnh vào hệ thống phân phối; hỗ trợ kết nối tiêu thụ khoảng 500.000 tấn hàng hóa từ các tỉnh, TP.

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp, thời điểm hiện tại, giá bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến. Giá thịt lợn hơi có dao động tăng nhẹ so với tháng trước, giá rau ăn lá và rau trái mùa tăng nhẹ do ảnh hưởng của mưa dài ngày, tuy nhiên nguồn cung vẫn tương đối ổn định, đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.

Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra. Đến thời điểm hiện tại, hàng hóa phục vụ Tết tại các hệ thống phân phối dồi dào, đa dạng sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

“Hiện nay, hệ thống bán lẻ trên địa bàn đã tổ chức nhiều chương trình bán hàng với mức khuyến mãi hấp dẫn đối với các mặt hàng Tết như khuyến mãi giảm giá ưu đãi lên đến 50%, bốc thăm trúng thưởng, giá sốc kèm tặng quà, các lễ hội trái cây, dùng thử sản phẩm...) góp phần tăng kích cầu tiêu dùng trên địa bàn dịp Tết 2024” - ông Nguyễn Thế Hiệp chia sẻ.

Cùng với việc xây dựng kế hoạch, chủ động các giải pháp đảm bảo nguồn cung hàng hóa; đề đảm bảo thuận tiện cho người dân Thủ đô tiếp cận, mua sắm hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, hàng hóa Tết sẽ được phục vụ tại 29 trung tâm thương mại; 137 siêu thị; 453 chợ; 2.000 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn; 159 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông lâm sản an toàn trên địa bàn; 926 chuỗi, cơ sở cung ứng nông lâm, thủy sản của 43 tỉnh, thành phố; 85 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn.

Song song với đó, hàng hóa phục vụ Tết cũng sẽ được triển khai bán hàng trên các hệ thống kênh phân phối đa phương tiện như: điện thoại, website, ứng dụng mua hàng trực tuyến… của các hệ thống phân phối truyền thống trên địa bàn.

Cùng đó, Sở Công Thương cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức 30 sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm; tổ chức các chợ hoa xuân… phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Để đảm bảo tổ chức triển khai các hoạt động phục vụ Tết Nguyên đán 2024 hiệu quả, theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, Sở đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, gắn kết thương mại điện tử với loại hình thương mại truyền thống; tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến mở rộng khả năng tiếp cận, mở rộng thị trường và giúp người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi; phối hợp với các sàn thương mại điện tử lớn, uy tín trên địa bàn Thành phố hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu dùng.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:56

(CL&CS) - Ngày 27/4/2024, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) tổ chức lễ khởi động chương trình khuyến mãi “Niềm tin gắn kết”, đánh dấu bước khởi đầu cho chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập đơn vị.

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...