Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững
(CL&CS)- Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững là tích hợp hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Tích hợp hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp là một bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh, nhằm hướng đến một mô hình sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường và gia tăng giá trị thương hiệu. Đây là một chiến lược giúp doanh nghiệp không chỉ cải thiện hiệu quả sản xuất mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đáp ứng yêu cầu của xã hội và các tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững.
Với mục tiêu mong muốn hướng đến giảm thiểu tác động của đô thị hóa và công nghiệp hóa lên môi trường, nên việc đi theo các chỉ tiêu cân bằng năng lượng nói chung và đưa ra các sản phẩm thân thiện môi trường nói riêng là điều doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều hơn.
Để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp phải hình thành quy trình sản xuất xanh hơn để giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao hiệu quả sản xuất. Quy trình sản xuất xanh không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn tạo ra giá trị kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp, cải thiện hình ảnh thương hiệu và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để phát triển kinh tế bền vững.

Tiến sĩ Trần Quốc Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Chủ tịch Hội khoa học và kỹ thuật về tiêu chuẩn và chất lượng Việt Nam
Dưới góc độ chuyên môn, theo Tiến sĩ Trần Quốc Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Chủ tịch Hội khoa học và kỹ thuật về tiêu chuẩn và chất lượng Việt Nam, nhấn mạnh rằng doanh nghiệp cần phải tích hợp hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000) và hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000), cần thực sự đưa vào vận hành chứ không chỉ áp dụng hình thức.
Cùng với đó, các doanh nghiệp cần phải tích cực chuyển đổi xanh, góc nhìn về tiêu chuẩn chất lượng cần gắn liền với bảo vệ môi trường, áp dụng ngay tại quá trình thiết kế sản phẩm, chọn lựa nguyên vật liệu, cho đến sản xuất, đóng gói sản phẩm, bảo quản, và vận chuyển đến người tiêu dùng.
Theo Chủ tịch Hội khoa học và kỹ thuật về tiêu chuẩn và chất lượng Việt Nam, tất cả công đoạn này đều cần phải chú trọng đến bảo vệ môi trường. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới xanh sạch hơn, thân thiện với môi trường và ít phát thải hơn. Ngoài sản phẩm, chúng ta còn phải sử dụng các nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo để quy trình sản xuất xanh hơn.
Ngoài ra, việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm còn chú trọng ở nguyên liệu đầu vào. Theo đó, doanh nghiệp phải thay thế những nguyên liệu nào dẫn tới phát thải nhiều bằng những nguyên liệu phát thải thấp, thân thiện môi trường. Quá trình sản xuất cũng cần phải tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả hơn; đồng thời phải đảm bảo được chất lượng để khi đưa vào công trình không xảy ra các sự cố, gây ra hậu quả môi trường nghiêm trọng hơn.
“Bản thân một sản phẩm có chất lượng đã là góp phần bảo vệ môi trường; sản phẩm ít hư hỏng, ít phải thay thế là đã giảm được phế liệu phế thải ra môi trường”, ông Tuấn nói.
Hiện nay Nhà nước đã có chủ trương kiểm kê khí thải doanh nghiệp để xác định nguyên nhân phát thải, từ khâu nguyên liệu cho đến trong toàn bộ quá trình sản xuất. Một khi doanh nghiệp đã ý thức được vấn đề này sẽ góp phần quan trọng đạt được mục tiêu Net Zero mà Việt Nam đã cam kết tại COP26.
Ông Tuấn khẳng định: “để thực hiện được mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và đạt được phát triển bền vững thì doanh nghiệp phải chú trọng vào áp dụng tiêu chuẩn chất lượng gắn với bảo vệ môi trường. Để có thể đem lại những sản phẩm vừa đáp ứng yêu cầu thị trường, không chỉ đảm bảo cho cuộc sống hiện nay, mà còn đảm bảo được một môi trường tốt hơn, bền vững hơn cho thế hệ tương lai”.
Từ góc độ nhà sản xuất, ông Hồ Quang Nhân, Tổng Giám đốc Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam, cho biết doanh nghiệp ý thức rõ vai trò trong đóng góp giảm thải môi trường cũng như sử dụng những vật liệu thân thiện môi trường. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp luôn cải tiến công nghệ, áp dụng những công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng, giảm chất thải và tác động đến môi trường.

Ông Hồ Quang Nhân, Tổng Giám đốc Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam
Với sự đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp đã cho ra đời các sản phẩm dây điện thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu cách điện không chì và chậm cháy. Các dòng sản phẩm thiết kế với tiêu chí bền vững, an toàn cho các công trình đòi hỏi môi trường sống xanh và lành mạnh, thích hợp cho các công trình xây dựng xanh, đáp ứng các tiêu chí tiết kiệm năng lượng, tài nguyên...
Ông Nhân cho biết hiện đơn vị đã phát động chương trình không có rác thải nhựa trong nhà máy và đang thực hiện mục tiêu phủ xanh tất cả nhà máy theo định hướng đã đề ra.
Như vậy việc tích hợp hệ thống quản lý chất lượng và môi trường không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu của thị trường về sự bền vững. Việc kết hợp giữa hai hệ thống này đòi hỏi doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng, cam kết từ ban lãnh đạo và sự tham gia tích cực của toàn thể nhân viên. Khi thực hiện thành công, doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh, cải thiện hình ảnh thương hiệu và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững.
Trung Kiên
- ▪Tích hợp hệ thống quản lý và công cụ cải tiến: Giải pháp nâng cao năng suất chất lượng
- ▪Áp dụng tích hợp hệ thống quản lý, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp
- ▪Lợi ích việc tích hợp hệ thống quản lý với công cụ cải tiến năng suất chất lượng
- ▪Nâng cao năng suất chất lượng nhờ tích hợp hệ thống quản lý và công cụ cải tiến
Bình luận
Nổi bật
Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 20:03
(CL&CS)- Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững là tích hợp hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phú Thọ chú trọng nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 09:59
(CL&CS) - Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất, cho thấy khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhờ vào tác động của đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động.
Doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các chương trình cải tiến
sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 09:17
(CL&CS) - Doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các chương trình cải tiến năng suất, chất lượng đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.