Chiêm Hóa duy trì các vùng sản xuất rau an toàn
(CL&CS) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích đất canh tác, thời gian qua huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã chú trọng phát triển các vùng sản xuất rau quả an toàn, giá trị gia tăng cao tại nhiều xã, thị trấn.
Phát huy lợi thế
Yên Nguyên là địa phương có truyền thống sản xuất rau an toàn của huyện Chiêm Hóa. Trước đây, người dân chủ yếu trồng với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa chú trọng đến chất lượng nên giá trị sản phẩm chưa cao.
Chị Tô Thị Tuân thôn Bảo Ninh, xã Yên Nguyên chăm sóc vườn cà chua.
Những ngày này, gia đình chị Tô Thị Tuân, thôn Bảo Ninh, xã Yên Nguyên đang tập trung chăm sóc ớt lứa thứ 2. Theo chị Tuân, những năm trước đây gia đình chị trồng trên 2.000 m2 ngô nhưng kém hiệu quả. Từ năm 2023, gia đình chị liên kết với Công ty cổ phần Nông nghiệp hữu cơ Fusa (TP Hải Dương) trồng trên 1.500 m2 ớt chỉ thiên Hàn Quốc theo quy trình hữu cơ để xuất khẩu. Phía công ty hỗ trợ trả sau 100% giống, phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học để phòng ngừa sâu bệnh, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá theo thị trường. Ngoài cây ớt gia đình tôi trồng khoảng 500m2 dưa chuột và cà chua, hàng năm cho nguồn thu nhập đáng kể. Nhờ đó cuộc sống gia đình ngày càng được nâng lên.
Hợp tác xã Nông lâm nghiệp xã Yên Nguyên hiện có 9 thành viên tham gia liên kết sản xuất với tổng diện tích hơn 10 ha trong đó có chủ yếu là trồng ớt và dưa chuột liên kết bao tiêu sản phẩm với hợp tác xã Chăn nuôi và Sản xuất giống gia cầm Minh Tâm, huyện Sơn Dương và Công ty cổ phần Nông nghiệp hữu cơ Fusa (TP Hải Dương). Theo ông Hà Doãn Hộ, Giám đốc Hợp tác xã Nông lâm nghiệp xã Yên Nguyên, khi tham gia theo chuỗi liên kết, người dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và sơ chế rau sau thu hoạch đúng quy trình nên chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt, đồng thời tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp ổn định đầu ra.
Hiện nay thôn Liên Nghĩa, xã Vinh Quang (huyện Chiêm Hóa) có 112 hộ với 545 nhân khẩu. Đặc thù là thôn rất ít đất sản xuất nông nghiệp (28 ha). Do đó, đất được bà con ví như “vàng”. Nếu địa phương khác sản xuất 2-3 vụ/năm, thì ở đây thâm canh 4 vụ/năm.
Vùng trồng rau an toàn ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chiêm Hóa phát huy hiệu quả.
Nắm bắt được nhu cầu người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm kiếm nguồn thực phẩm an toàn, nhiều hộ nông dân tại xã Vinh Quang đã chuyển đổi diện tích ruộng một vụ sang trồng rau xanh. Chị Lê Thị Ngọc, thôn Liên Nghĩa cho biết, gia đình bà có tổng diện tích gần 4.000 m2 đất soi bãi. Chị dành toàn bộ đất trồng rau, thâm canh 4 vụ/năm như trồng đỗ cove, cà chua, dưa chuột, bắp cải và su hào… Năm ít cũng thu từ 60 đến 80 triệu đồng/vụ. Riêng năm vừa rồi rau được giá, sau khi trừ hết chi phí, bà dành dụm được trên 100 triệu đồng từ trồng rau.
Bà Hoàng Thị Tuyến, thôn Liên Nghĩa cũng chọn trồng rau để tăng thu nhập. Hiện gia đình bà Tuyến đang duy trì gần 1.000m2 đất bãi để trồng các loại rau màu quanh năm, mùa nào thức nấy. Bà Tuyến bảo: “Nhà tôi tuy ít đất sản xuất, nhưng không bao giờ ngơi tay, cứ làm hết đất của mình, tôi lại đi làm thuê cho nhà khác kiếm thêm thu nhập, nhờ trồng rau cuộc sống gia đình tôi khá hơn rất nhiều”.
Ông Phạm Văn Cầu, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang cho biết, hằng năm xã chỉ đạo các thôn vận động, khuyến khích nhân dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất rau an toàn tập trung. Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tập huấn kỹ thuật, phương thức sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP từ khâu giống, đất trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến khâu thu hoạch, do vậy rau ít sâu bệnh hơn, việc sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật cũng hạn chế, thay vào đó là dùng phân bón hữu cơ, các chế phẩm sinh học. Nhiều hộ dân thay đổi hướng sản xuất, trồng rau an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao, hộ trồng ít cũng có thu nhập từ 40 triệu đồng/năm, hộ trồng nhiều có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm.
Hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu rau sạch, xã đang vận động và hỗ trợ bà con liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm; trong đó hướng tới các thị trường lớn như Hà Nội và các tỉnh lân cận; lập kế hoạch xây dựng các cửa hàng bán rau, củ, quả sạch tại các điểm chợ, triển khai các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của Nhà nước để tạo điều kiện cho bà con phát triển trồng đa dạng các loại rau màu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất rau sạch, an toàn…
Vẫn còn những khó khăn
Mặc dù, hiệu quả sản xuất rau ngày càng được cải thiện, nâng cao theo hướng hàng hóa tập trung, đảm bảo an toàn thực phẩm... Tuy nhiên, việc phát triển các vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Chiêm Hóa vẫn còn một số khó khăn như: Quy mô sản xuất còn nhỏ, thiếu liên kết, chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh quy mô lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ ổn định theo chuỗi, việc liên kết giữa phát triển vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến thiếu chặt chẽ, diện tích được chứng nhận các tiêu chuẩn an toàn còn thấp, năng suất, chất lượng giá trị sản phẩm chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ còn khó khăn.
Ông Đỗ Văn Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chiêm Hóa cho biết, để các vùng trồng rau an toàn phát huy hiệu quả, thời gian tới, huyện tiếp tục phát triển các vùng rau an toàn ở các xã trong quy hoạch. Ngoài mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, huyện hỗ trợ người dân đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt và phòng trừ dịch bệnh trên rau, củ, quả... Mục tiêu đến năm 2030, huyện phấn đấu diện tích rau an toàn đạt khoảng trên 600 ha, trong đó tập trung ở các xã Yên Nguyên, Hòa Phú, Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Kim Bình, Vinh Quang, Trung Hà…
Cũng theo ông Hiếu, nhằm thực hiện Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030, huyện đang tập trung rà soát diện tích ở các xã ưu tiên phát triển các giống rau đặc sản, bản địa, sản xuất theo hướng hữu cơ. Huyện có chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất, chế biến nâng cao năng lực và kỹ năng tổ chức sản xuất, giám sát chất lượng, tiếp cận thị trường, thông tin về sản phẩm.
Cùng với đó, huyện sẽ từng bước nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã để trở thành cầu nối xây dựng mô hình tiêu thụ sản phẩm theo hướng liên kết chuỗi giữa người sản xuất với doanh nghiệp thu mua rau tập trung tại đầu bờ. Các xã khuyến khích nông dân trồng đa dạng các chủng loại rau, sử dụng giống rau thế hệ mới, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó mở rộng diện tích trồng rau ăn lá, rau gia vị, rau cao cấp…, tạo thuận lợi trong quá trình tiêu thụ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm rau an toàn trên thị trường.
Theo Cổng TTĐT tỉnh Tuyên Quang
Bình luận
Nổi bật
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:38
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh.
59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:07
(CL&CS)- Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo tổng kết Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.
Nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:22
(CL&CS) - Ngày 12/11, tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 8 chất vấn về lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập tới việc phải nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.